Khái niệm, mục đích của viện trợ quốc tế

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 36)

5) Nghiên cứu “Financing HIV/AIDS Programs In Sub-Saharan

2.1.2.Khái niệm, mục đích của viện trợ quốc tế

*) Khái nịêm viện trợ quốc tế

“Viện trợ” (động từ”: giúp đỡ về vật chất (thường là giữa các nước)” [31; 1116]; hay Viện trợ là sự giúp đỡ của nước này đối với một nước khác trong một lĩnh vực đặc biệt (viện trợ kinh tế, viện trợ quân sự, viện trợ kỹ thuật, viện trợ tài chính) [1; 2100]. Như vậy, viện trợ là các hoạt động chuyển giao tài sản, kỹ thuật, tiền... từ chủ thể này sang chủ thể khác với những điều kiện ưu đãi nhất định.

Khái niệm về viện trợ quốc tế đầu tiên trong thời kỳ hiện đại đã được USAID hình thành vào năm 1945 (sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc) dựa trên cơ sở là Kế hoạch Marshalls [Trợ giúp của Mỹ cho các nước châu Âu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường nền kinh tế và ổn định khu vực. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm (từ tháng 7/1947 - tháng 6/1952) ,Mĩ đã cung cấp 13,3 tỷ USD viện trợ (tương đương hơn 100 tỷ theo USD ngày nay) cho 16 nước châu Âu. Những nước nhận nhiều nhất tính theo giá trị USD là Anh, Pháp, Ý, Đức, và Hà Lan. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall cùng với các điều kiện chính trị kèm theo]. Do đó, viện trợ thời gian này được hiểu là những hỗ trợ về kinh tế và kỹ thuật của một quốc gia, một tổ chức để trợ giúp các nước tương đối tiên tiến xây dựng lại cơ sở hạ tầng và khôi phục lại trình độ năng suất trước kia của họ. Kế hoạch Marshall và thành công của nó mang lại nền tảng cho các chương trình viện trợ ngày nay.

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) được thành lập vào ngày 3/11/1961, và việc thông qua Luật hỗ trợ nước ngoài cho thấy đây là cơ quan duy nhất thời gian đó chịu trách nhiệm phát triển kinh tế nước ngoài thông qua các hoạt động viện trợ.

Sau hơn nửa thế kỷ, trải qua những biến động chính trị, kinh tế, xã hội, khái niệm về viện trợ quốc tế hiện nay nhằm vào những nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều là khởi động tăng trưởng và phát triển ở những nước về cơ bản chưa có tăng trưởng và phát triển, cụ thể được hiểu như sau:

Viện trợ quốc tế là một khái niệm rộng, nó không chỉ là viện trợ nước ngoài đơn thuần mà là sự giúp đỡ của một hay nhiều nước, hoặc của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, cho một nước nhằm giúp chính phủ và nhân dân nước này khắc phục khó khăn, xây dựng và phát triển kinh tế. Viện trợ quốc tế có nhiều dạng: viện trợ vật chất, viện trợ tinh thần, viện trợ kinh tế, viện trợ quân sự, viện trợ phát triển, viện trợ nhân đạo... tuỳ theo mục đích viện trợ. Được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi, viện trợ không có điều kiện hoặc viện trợ có điều kiện, viện trợ song phương hoặc đa phương, viện trợ theo hiệp định được kí kết hoặc viện trợ đột xuất không có hiệp định nhất định. Viện trợ quốc tế được sử dụng như một chính sách của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển và bằng hình thức này hay hình thức khác, mọi khoản viện trợ thường kèm theo điều kiện nhất định.

*) Mục đích của viện trợ quốc tế

Một là viện trợ quốc tế được sử dụng nhằm mục đích thúc đẩy phát

triển kinh tế. Mặc dù nền kinh tế thế giới đã có những bước phát triển đáng kể ở nhiều nước châu Á và Mỹ La tinh trong nửa sau của thế kỷ XX, nhưng nhiều quốc gia ở châu Phi vẫn kém phát triển một cách nghiêm trọng mặc dù nhận được số tiền viện trợ tương đối lớn trong thời gian dài.

Hai là viện trợ quốc tế được sử dụng nhằm mục đích chính trị như:

tài trợ hoặc giám sát cuộc bầu cử, tạo điều kiện cải cách tư pháp, và để hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức nhân quyền và các nhóm lao động đặc biệt là ở các nước kém phát triển. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc tài trợ cho các chính phủ chống Cộng đã trở thành một mục tiêu quan trọng đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, nhằm thúc đẩy dân chủ, và đây được coi như là một tiêu chí trong chương trình viện trợ nước ngoài.

Ba là viện trợ quốc tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề xuyên

quốc gia như sản xuất và xuất khẩu hay các vấn đề mang tính toàn cầu như đói nghèo, bệnh tật, khắc phục hậu quả do thiên tai để lại. Ví dụ, chương

trình kiểm soát ma túy quốc tế đã cấp kinh phí ODA từ Mỹ sang các nước (trong những năm 1986 và 1988) nhằm mục đấu tranh chống sản xuất và buôn bán ma túy.

Bốn là viện trợ nước ngoài đã được sử dụng như một công cụ của

một số tổ chức và quốc gia để khuyến khích nhân rộng mô hình chủ nghĩa tư bản. Từ những năm 1990 nhiều nguồn viện trợ quốc tế, đặc biệt là nguồn từ IMF, đã thực hiện viện trợ có điều kiện về cải cách kinh tế theo hướng thị trường, chẳng hạn như giảm rào cản thương mại và tư nhân.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 36)