Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại châu Phi hiện nay

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 49)

7) Thông qua viện trợ, nước tiếp nhận có thể tạo ra nhiều việc làm

2.2.1.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại châu Phi hiện nay

Hiện nay, trong số 34 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới thì châu Phi chiếm 23,8 triệu người, trong đó có 69% sống ở châu Phi cận Sahara. Có 2. 91% trẻ em nhiễm HIV trên thế giới sống ở châu Phi. Có trên một triệu người lớn và trẻ em chết mỗi năm vì HIV/AIDS ở châu Phi trong khi năm 2011 có 1,7 triệu người trên toàn thế giới tử vong do AIDS. Kể từ khi dịch bùng phát đến nay đã có hơn 75 triệu người châu Phi nhiễm bệnh và đã có 36 triệu người đã chết vì một nguyên nhân nào đó liên quan đến HIV [47].

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại các nước và khu vực châu Phi có sự khác nhau:

+) Bắc Phi: Bắc Phi là một trong những vùng có tỷ lệ nhiễm HIV

thấp nhất châu Phi. Tỷ lệ thấp này thường là do vai trò quan trọng của yếu tố tôn giáo (ở đây là Hồi giáo) tại khu vực. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên các giá trị địa phương, đạo đức và chính sách của chính phủ, do vậy khu vực này đã duy trì tỷ lệ lây nhiễm ở mức độ không đáng kể: 0,1% ở Ai Cập và Tunisia, 0,1% ở Morocco và Algeria, 0,7% trong Mauritania, và 0,5% ở Sudan.

+) Châu Phi cận Shahara: Khu vực châu Phi Cận Shahara là nơi

có dịch HIV/AIDS nghiêm trọng nhất thế giới. Trong năm 2012 có 25 triệu người bị nhiễm HIV, chiếm 69% tổng số người nhiễm HIV trên toàn cầu. Mỗi năm khu vực này có khoảng 1,6 triệu ca nhiễm HIV mới và 1,2 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS. Tỷ lệ lây nhiễm HIV rất khác nhau giữa các quốc gia khu vực châu Phi cận Shahara.

Bảng 2.1: Tỷ lệ nhiễm HIV ở một số nước và khu vực thuộc châu Phi Cận Sahara năm 2012

Đơn vị: %

Khu vực/Quốc gia Tỷ lệ nhiễm HIV so với dân số Nam Phi Nam Phi 17,9 Botswana 23 Swaziland 25,5 Tây Phi Senegal 0,5 Cameroon 4,5 Nigeria 3,1 Đông Phi Kenya 6,1 Uganda 7,2 Tanzani 5,1

Nguồn: HIV and AIDS in Sub – Shaharan African, http://www. avert.org/hiv-and-aids-sub-shaharan-africa.htm

Cụ thể sự lây nhiễm các tiểu vùng thuộc châu Phi cận Shahara như sau:

+) Nam Phi: Vào giữa những năm 1980, người ta hầu như không nghe thấy tên gọi HIV/AIDS ở miền Nam châu Phi. Nhưng hiện nay, đây là khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất và coi là “tâm chấn” của đại dịch AIDS toàn cầu. Năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thuộc về Swaziland chiếm 26,5%; sau đó đến Botswana (23%); Lesotho (23,1%); Nam Phi (17,9%). Các nước còn lại có tỷ lệ nhiễm HIV từ 10 – 15%.

+) Tây Phi: Đây là tiểu vùng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở mức độ vừa phải. Tại Senegal, tỷ lệ nhiễm HIV thấp (0,5%); Nigeria (3%); Cameroon (4,5%) và Gabon (4%).

+) Đông Phi: Tỷ lệ nhiễm HIV tại tiểu khu vực này từ trung bình đến cao, đứng thứ hai sau Nam Phi. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm chung đã bị suy giảm trong hai thập kỷ qua. Như ở Kenya giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ 14% xuống còn 6%; Tanzania có tỷ lệ nhiễm HIV trên 5%, và mức lây nhiễm thấp nhất là Madagascar (0,5%)

+) Vùng Sừng châu Phi: Vùng Sừng châu Phi có tỷ lệ lây nhiễm

HIV tương đối thấp như Bắc Phi. Tỷ lệ thấp này cũng có thể là kết quả của việc tuân thủ trung thành với các giá trị Hồi giáo như luân lý và tín ngưỡng Hồi giáo của nhiều cộng đồng địa phương. Tỷ lệ nhiễm HIV năm 2009 tại Somalia là 0,3%; tại Eritrea là 0,8%; và 2,5% trong Djibouti.

Như vậy, đại dịch AIDS ở châu Phi đang tiến triển theo chiều hướng đa dạng. Có những bằng chứng cho thấy dịch đang đi xuống hoặc đã ổn định ở phần lớn các nước Đông Phi và Tây Phi, cùng với các dấu hiệu cho thấy dịch lại đang gia tăng ở một số nước khác. Ở miền Nam châu Phi, chỉ có Zimbabwe là có các bằng chứng cho thấy tỷ lệ nhiễm trung bình trên toàn quốc đang giảm mạnh. Ở nhiều nước khác trong đó có Cộng hòa Nam Phi, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy dịch HIV/AIDS được đẩy lùi.

*) Có nhiều nguyên nhân khiến HIV/AIDS lây lan trên diện rộng, bao gồm:

Một là yếu tố văn hóa. Đây là yếu tố đã ngăn chặn việc điều trị và

thử nghiệm điều trị HIV/AIDS, điển hình đó là việc kỳ thị về văn hóa. Những phong tục, tập quán thậm chí cả những hủ tục tồn tại ở lâu đời ở châu Phi đã gây bất lợi cho việc điều trị HIV;

Hai là yếu tố chính trị. Do nhiều nhà lãnh đạo châu Phi trong

thời gian trước những năm 2000 đã phủ nhận mối liên hệ giữa HIV và AIDS. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng HIV gây ra bệnh

AIDS, nhưng các quan chức chính phủ lại cho rằng điều đó không đúng. Điều này đã gây ra những bất đồng trong chính các nhà lãnh đạo chính phủ về dịch bệnh thế kỷ đáng sợ mang tên HIV/AIDS.

Ba là yếu tố tôn giáo. Các giáo lý tôn giáo của Hồi giáo và Ki tô

giáo gây ra những quan niệm và cách hiểu sai lầm về các phương pháp điều trị và phòng chống HIV/AIDS.

Bốn là nguyên nhân liên quan đến ngành y tế. Sự mất lòng tin của người dân vào các dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là khu vực châu Phi Cận Shaharra. Ngoài ra, tại nhiều quốc gia châu Phi cơ sở y tế đang thiếu và yếu năng lực làm việc, thậm chí có nơi không có cơ sở y tế chính thức.

Năm là, yếu tố kinh tế. Thách thức rõ ràng nhất đối với đại dịch

AIDS là thiếu kinh phí cho các cơ sở y tế điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Cơ sở vật chất và dược phẩm đắt tiền; các loại thuốc mới phục vụ công việc điều trị là những lựa chọn hiệu quả nhưng lại gặp phải vấn đề chi phí.

Sáu là, hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra thường xuyên tại

châu Phi. Đây là hiện tượng với số lượng lớn các bác sĩ, y tá, và các

chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ di cư sang các nước đang phát triển, các nước phát triển hơn làm việc và không trở lại. Ví dụ, tại Ghana có 604/871 cán bộ y tế được đào tạo trong nước những năm 1993-2002 lại tập trung làm việc ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w