Giải pháp của các quốc gia châu Ph

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 141)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

4.2.2. Giải pháp của các quốc gia châu Ph

Một là, tăng cường tính sở hữu, tính chủ động, làm chủ của nước tiếp nhận viện trợ. Châu Phi phải chủ động đề xuất nhu cầu và điều kiện

trong việc tiếp nhận viện trợ để phòng chống HIV/AIDS đối với các nhà tài trợ. Các quốc gia châu Phi, đặc biệt là các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao, các nước nghèo cần phải đi đầu trong việc quyết định các chính sách của mình. Điều này sẽ có được những suy nghĩ ban đầu và sự hiểu biết đầy đủ về tình hình đất nước của họ và tình hình của các đối tác cung cấp viện trợ cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo chính trị và nhu cầu đối với hiệu

quả viện trợ ở cấp quốc gia. Các nước đang phát triển, các nước có

HIV/AIDS cần được tham gia vào chính trị trong các chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ: họ cần nêu rõ nhu cầu của họ để gia tăng sự liên kết, hài hòa, và trách nhiệm giải trình trong một khuôn khổ mạnh mẽ. Nói "không" với khoản viện trợ đó không phù hợp với hệ thống quốc gia có thể là một bước đầu tiên. Để giảm sự phân mảnh của viện trợ, các nước đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS cần phải được trao quyền để quản lý tốt hơn các yêu cầu của nhà tài trợ để họ có thể dễ dàng loại bỏ những gì họ không muốn.

Ba là, thay đổi tư tưởng và rào cản trong tư duy nhận thức. Các quốc gia châu Phi nên tháo gỡ các rào cản trong tư duy của người dân bằng cách động viên họ nên tin vào chính bản thân và các nguồn lực to lớn của mình. Những quan niệm lạc hậu, cổ hủ trong một xã hội với nhiều hủ tục cần phải loại bỏ khỏi đời sống kinh tế - xã hội của người dân châu Phi, bởi

chính những tư tưởng lạc hậu sẽ dẫn đến một xã hội chậm phát triển, đây chính là cơ hội cho sự lây lan của đại dịch AIDS.

Bốn là, ngăn chặn và loại bỏ việc chảy máu chất xám. Châu Phi nên

nhận ra nguồn tài nguyên chất xám là vô cùng quý giá và không thể thiếu trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ. Đó là các chuyên gia, đội ngũ nhân viên y tế (y bác sĩ), những người trực tiếp tham gia vào quá trình phân bổ sử dụng, đánh giá hiệu quả nguồn viện trợ. Các quốc gia châu Phi cần có biện pháp ngăn chặn hay nói cách khác cần có các chế độ ưu đãi thích hợp , tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho các chuyên gia sẽ thu hút được những cá nhân thực sự có tâm huyết với công tác phòng chống HIV/AIDS. Chính phủ châu Phi cam kết đảm bảo và mở rộng sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội nhân dân, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các viện nghiên cứu trong nước vào chương trình phòng chống mang tính quốc gia, khu vực nhằm đóng góp các nguồn lực và kinh nghiệm

Năm là, công khai, minh bạch và khôn khéo trong việc triển khai viện trợ. Nguồn viện trợ đến với các quốc gia châu Phi cần phải có thời

gian để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như những tác động mà nó tạo ra trong cuộc chiến với HIV/AIDS. Cần phải có những đánh giá khôn khéo nhằm sử dụng viện trợ theo hướng khuyến khích giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS, tăng số người có HIV được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w