Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế
4.1.2. Xu hướng viện trợ quốc tế cho châu Phi cậnSahara giải quyết đại dịch AIDS trong thời gian tớ
dịch AIDS trong thời gian tới
Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS có sự thay đổi về xu hướng. Khi dịch bệnh AIDS được kiểm soát ở một số quốc gia và khu vực, thì viện trợ chuyển sang xu hướng giải quyết các vấn đề về thể chế, quản lý tình hình lây nhiễm trong cộng đồng thay cho mục đích viện trợ ban đầu là giải quyết những vấn đề còn lạc hậu trong hệ thống y tế công cộng. Có thể nói mục đích viện trợ quốc tế chuyển từ việc chữa trị HIV/AIDS sang việc phòng chống HIV/AIDS (bằng cách nâng cao ý thức cộng đồng, giảm đói nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập). Xu hướng viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS được đưa ra trong bối cảnh các cuộc tranh luận về viện trợ được đưa ra đàm phán khi các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) sẽ hết hạn vào năm 2015.
Trước hết, sự hợp tác toàn cầu trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS tại châu Phi sẽ được tiếp tục với sự tham gia của các đối tác tài
trợ truyền thống, bao gồm các nhà tài trợ song phương (Mỹ, Anh Pháp), và các nhà tài trợ đa phương (WB, GFATM, …). Hiện nay, viện trợ cho
châu Phi được chia thành tỷ lệ 2/1: giữa một bên là viện trợ song phương được rót trực tiếp từ các nước khác nhau và bên kia là viện trợ đa phương từ các tổ chức tài chính quốc tế, chẳng hạn IDA, các ngân hàng phát triển khu vực, các chế tài toàn cầu như Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao phổi và sốt rét. Nếu căn cứ theo các lời hứa của các nhà tài trợ song phương và đa phương thì số lượng viện trợ sẽ tiếp tục được tăng lên đến hết năm 2015. Tuy nhiên, để giúp châu Phi có thể thực hiện đúng tiến độ các MDGs do UN đề ra thì viện trợ và sự giúp đỡ của các nhà tài trợ vào đây cần phải tiếp tục được gia tăng hơn nữa về khối lượng lẫn hình thức, đồng thời phải tiếp tục giảm nợ cho châu lục này.
Thứ hai, song song với việc cung cấp viện trợ cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS, cộng đồng quốc tế sẽ cắt giảm dần nguồn tài chính vô cùng quan trọng này nhằm để các nước châu Phi tự đứng vững bằng nguồn tài chính trong nước trong công cuộc chiến đấu với căn bệnh thế kỷ một cách lâu dài và bền vững. Tuy nhiên việc cắt giảm này sẽ khiến hệ
thống phòng chống AIDS tại châu Phi cũng như nhiều quốc gia trên thế giới vốn quen nhận và sử dụng viện trợ bị “chao đảo”. Trên thực tế, việc cắt giảm nguồn kinh phí cho phòng chống AIDS của PEPFAR được bắt đầu từ năm 2011, nhưng sau đó các nước tiếp nhận vẫn được bù đắp bằng Quỹ dự phòng. Các chuyên gia của PEPFAR thường xuyên tiến hành gặp gỡ với đại diện của các nước tiếp nhận viện trợ để viện trợ của họ được sử dụng đúng vị trí, đúng mục đích.
Thứ ba, viện trợ phi tài chính (hay còn gọi là viện trợ bằng ý tưởng)
được hướng tới trong công cuộc phòng chống đại dịch AIDS. Xu hướng
viện trợ này giúp các nước có HIV/AIDS nhận thức được những yếu kém trong công tác phát hiện, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS ở nước mình, đúc rút được kinh nghiệm và tìm được phương thức phòng chống hiệu quả hơn.
Nhiều phương pháp điều trị được hứa hẹn tung ra bao gồm Truvada, một loại thuốc dùng như là một biện pháp phòng ngừa đối với những người bị nhiễm HIV, và chất diệt khuẩn để ngăn ngừa HIV. Như vậy, từ những năm 1990 ưu tiên tài trợ cho HIV đã có sự thay đổi đáng kể. Ban đầu các nhà tài trợ chủ yếu tài trợ cho các nghiên cứu nhằm phát minh ra vacxim điều trị HIV. Việc ra đời thuốc ARV (kháng vi rút) đã kéo dài thời gian sống cho nhiều người bị nhiễm HIV ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Sau đó, nguồn viện trợ tập trung vào công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV. Đến năm 2012, việc điều trị và chăm sóc chiếm 55% chi tiêu cho HIV trên toàn cầu và 19% cho quản lý chương trình. Nguồn chi tiêu trong nước chiếm phần lớn chi tiêu cho điều trị và chăm sóc.
Thứ tư, dòng viện trợ cho công tác phòng chống AIDS và hiệu quả của nó sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xuất phát từ chính các quốc gia nhận viện trợ. Viện trợ quốc tế sẽ hướng tới các quốc gia có môi trường,
thể chế và chính sách tốt. Môi trường, thể chế, chính sách tốt thì nguồn viện trợ sẽ có hiệu quả cao. Ngược lại, việc sử dụng nguồn quỹ cho phòng chống AIDS không đúng và không trúng, cộng với trình độ quản lý yếu kém đã, đang và sẽ làm giảm nghiêm trọng triển vọng hợp tác và lợi ích của các nguồn viện trợ. Do vậy, mức độ viện trợ cho châu Phi chiến đấu chống lại AIDS còn phụ thuộc rất nhiều vào chính họ trong việc xây dựng một môi trường chính sách phù hợp và cụ thể trong từng quốc gia. Triển vọng hợp tác toàn cầu với châu Phi sẽ phụ thuộc vào chính bản thân châu Phi. Châu lục này phải có những nỗ lực vượt bậc để có thể thực hiện được MDGs do UN đưa ra, đồng thời có thể hòa nhập vào dòng chảy chung toàn cầu hóa hiện nay. Trong tương lai châu Phi nhận thức được mình có thể tự đứng ra giải quyết một số vấn đề nan giải của châu lục để phát triển như dàn xếp xung đột, cải cách kinh tế chính trị, xoá đói giảm nghèo, chống chọi lại bệnh tật. Người dân nhận thức được dịch bệnh AIDS cùng với mức
độ nguy hại của nó, từ đó họ sẽ có những chiến lược giải quyết kiên quyết hơn, hiệu quả hơn.
Cuối cùng, hình thức hợp tác ba bên sẽ được chú trọng hơn trong thời gian tới. Sự hợp tác này về cơ bản là sự hợp tác của ba nhóm: nhóm
các nhà tài trợ, nhóm các nhà cung cấp trợ giúp kỹ thuật và nhóm các nhà nước nhận tài trợ. Những ưu điểm của hình thức hợp tác này đó là tiết kiệm chi phí; các dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi học tập kinh nghiệm từ một quốc gia có trình độ phát triển cao hơn; chương trình hợp tác phát triển ba bên được giám sát chặt chẽ nên tính giải trình trong quá trình thực thi cao hơn. Mặc dù hình thức hợp tác ba bên còn một số hạn chế, song vì lợi ích và hiệu quả to lớn người ta hy vọng hình thức này sẽ được chấp nhận rộng rãi tại châu Phi.
Như vậy, những khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn là rào cản vô cùng lớn đối với châu Phi khi thực hiện MDG đối với HIV/AIDS. Việc ngăn ngừa dịch bệnh tại đây chưa có được những kết quả bền vững vì phải phụ thuộc rất lớn vào các nguồn quỹ viện trợ từ bên ngoài. Do vậy, việc thực hiện MDGs vẫn là mục tiêu khá xa so với thực trạng hiện tại của châu Phi. Theo các triển vọng hợp tác đưa ra, có thể thấy xu hướng gia tăng hợp tác và tăng cường viện trợ cho châu Phi phòng chống HIV/AIDS đang là xu hướng nổi trội. Do đó cộng đồng quốc tế sẽ chung tay giúp châu Phi giải quyết những vấn đề của châu lục mang tính toàn cầu, điển hình là đại dịch AIDS.
Tuy nhiên, chi tiêu tài chính trong lĩnh vực nghiên cứu phòng chống HIV bị đình trệ thậm chí còn suy giảm. Năm 2012-2013, chi phí cho nghiên cứu phòng chống HIV giảm 4%. Sự suy giảm này chủ yếu do sự đầu tư tài chính của Mỹ giảm, trong đó khoảng 70% đầu tư toàn cầu của Mỹ vào công tác nghiên cứu cách phòng chống HIV giảm [62].