Thực trạng HIV/AIDS và viện trợ quốc tế cho Việt Nam giải quyết dịch HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 142)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

4.3.1. Thực trạng HIV/AIDS và viện trợ quốc tế cho Việt Nam giải quyết dịch HIV/AIDS

dịch HIV/AIDS

4.3.1.1. Thực trạng HIV/AIDS tại Việt Nam

Mặc dù dịch HIV/AIDS phát hiện ở Việt Nam muộn hơn (tháng 12/1990) so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan và Cam-pu- chia. Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến 31/3/2014, cả nước phát hiện

218.204 người nhiễm HIV đang sống, trong đó 67.259 người ở giai đoạn AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay có 69.287 người đã tử vong do AIDS. Hiện nay, dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhiều tỉnh, thành phố, 100% số xã, phường đã phát hiện người nhiễm HIV/AIDS. Nhiễm HIV không chỉ còn khu trú ở khu vực đô thị mà đã lan rộng ra khu vực ít giao lưu như những vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây chính là vấn đề cấp bách cần sớm được quan tâm giải quyết.

Đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung trong các nhóm nguy cơ cao, với tỷ lệ hiện nhiễm cao trong các nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, khách mua dâm, và nam quan hệ tình dục đồng giới. Mối liên hệ qua lại giữa các nhóm nguy cơ cao, bao gồm việc dùng chung dụng cụ tiêm chích và tình dục không an toàn, nhất là trong đối tượng nam thanh niên tiếp tục là nguyên nhân gia tăng của dịch HIV/AIDS.

Việt Nam đã thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại có hiệu quả khiến dịch có xu hướng chững lại, không tăng nhanh như các năm trước đây. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn về việc bùng nổ của dịch HIV/AIDS có khả năng xảy ra vì dịch đã và đang từng bước lan từ nhóm có hành vi nguy cơ cao ra các cộng đồng dân cư khác, như học sinh, sinh viên, công nhân lao động, công chức, người làm nghề tự do.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi đang chịu nhiều tác động mạnh mẽ, theo chiều hướng dịch chuyển của đại dịch AIDS trên thế giới. Một số nguyên nhân khiến HIV/AIDS trở nên trầm trọng đó là: vấn đề di dân ngày càng phát triển và trở nên phức tạp; tình hình buôn bán và sử dụng ma túy khó ngăn chặn đã tạo nguy cơ lan truyền HIV/AIDS giữa các địa phương trong từng nước, cũng như lan truyền qua biên giới giữa các nước.

Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam được phát hiện ra muộn hơn so với châu Phi 10 năm. Công cuộc phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam hơn 20 năm qua đã đạt được rất nhiều thành công. Chính phủ Việt Nam có cam kết chính trị cao trong phòng chống HIV/AIDS với sự tham gia rộng rãi và tích cực của các ban ngành, đoàn thể và toàn dân. Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới phòng chống HIV/AIDS rộng khắp từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, triển khai rất hiệu quả các can thiệp phòng chống HIV/AIDS, từ truyền thông, dự phòng, can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, đến chăm sóc, điều trị HIV/AIDS áp dụng các kỹ thuật mới nhất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong phòng chống HIV/AIDS với nhiều mô hình tốt.

Trong thập niên 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, HIV/AIDS lan truyền ra hầu khắp các quốc gia và các châu lục nhưng nặng nề nhất là tại khu vực châu Phi cận Sahara, châu Phi. Hơn 70% các ca nhiễm HIV trên thế giới tập trung ở khu vực này. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ thứ 21, dịch HIV/AIDS đang chuyển dần trọng điểm từ châu Phi sang châu Á. Theo dự báo của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), trong những năm đầu thế kỷ 21, dịch sẽ bùng nổ mạnh mẽ tại khu vực này châu Á, đặc biệt là các nước Nam Á, Đông Nam Á như: Ấn Độ, Thái Lan, Campodia, Indonesia, Việt Nam... Dịch bệnh đang diễn ra rất khác nhau giữa các nước, nhưng mối đe dọa ngày càng tăng lên rõ rệt.

4.3.1.2. Viện trợ quốc tế cho Việt Nam giải quyết dịch HIV/AIDS

Một trong những lý do thành công trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam là nhờ vào nguồn viện trợ quốc tế. Nguồn kinh phí quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua, nguồn viện trợ quốc tế chiếm đến 80% kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam.

Ngoài viện trợ về tài chính, các tổ chức quốc tế còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nâng cao năng lực cán bộ cho mạng lưới phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS quan trọng khác như truyền thông, tư vấn xét nghiệm, giám sát đại dịch... đều do các tổ chức quốc tế viện trợ. Các nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam phòng chống dịch HIV/AIDS như sau:

- Nguồn viện trợ song phương: Chính phủ một số nước tài trợ thông qua các tổ chức phát triển của mình hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, như Chính phủ Hoa Kỳ (qua PEPFAR), Australia (qua AusAID), Chính phủ Anh, Chính phủ Na Uy (qua Bộ Phát triển quốc tế Anh phối hợp với Bộ Ngoại giao Na Uy), Chính phủ Hà Lan (đóng góp cùng AusAID); Chính phủ Thụy Điển.

- Các tổ chức đa phương: có tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, bao gồm: 1) Các tổ chức phát triển của Liên hợp Quốc: UNDP, UNFPA, UNAIDS, WHO, UNICEF, UNODC; 2) Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét; 3) Các tổ chức tài chính Quốc tế: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB).

- Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài: Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI), Quỹ Bill Clinton, Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế (PSI), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh quốc (SCUK), Pathfinder.l

Giai đoạn 2010-2012, tổng kinh phí huy động từ các dự án quốc tế do Bộ Y tế trực tiếp quản lý là 120,3 triệu USD, trong đó kinh phí hỗ trợ bằng tiền là 100,4 triệu USD (chiếm 83%), kinh phí hỗ trợ bằng hiện vật là thuốc ARV, Methadone, sinh phẩm tương đương 20 triệu USD (chiếm 17% tổng kinh phí viện trợ).

Tỷ lệ đóng góp kinh phí của từng nhà tài trợ theo số liệu thống kê giai đoạn năm 2008-2010 cho thấy: PEPFAR chiếm nhiều nhất là 68% tổng số tiền viện trợ; tiếp theo WB và DFID: 9%; Quỹ Toàn cầu: 7%;

ADB: 6%; Chính phủ Đan Mạch, Chính phủ Úc và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan: 4%; các tổ chức UN: 1% và các nhà tài trợ khác là: 5%[3; 3,4].

Hiện nay, Việt Nam vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính của tổ chức tài trợ cho cuộc chiến với HIV. Kinh phí Chương trình Mục tiêu Quốc gia cho phòng chống HIV năm 2014 bị cắt giảm tới 50% so với năm 2013, kinh phí năm 2015 không tăng so với năm 2014.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w