Nguồn tài chính cho việc ứng phó với HIV/AIDS trên toàn cầu

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 73)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

3.1.1. Nguồn tài chính cho việc ứng phó với HIV/AIDS trên toàn cầu

*) Tài trợ song phương

Những nhà tài trợ song phương nhằm giải quyết đại dịch AIDS trên thế giới phần lớn là Mỹ và các quốc gia phương Tây.

Năm 2010, đứng đầu trong danh sách các nước tài trợ này là Mỹ (54,2%), tiếp đến là Vương Quốc Anh (13,0%), Pháp (5,8%), Hà Lan (5,1%), Đức (4,5%), và Đan Mạch (2,5%) [67].

Năm 2011 Mỹ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất cho cuộc chiến chống HIV/AIDS trên toàn cầu (chiếm 59,2%), tiếp đến là Vương Quốc Anh (chiếm 12,8%), Pháp (chiếm 5,4%), Hà Lan (4,2%), Đức (4,0%), và Đan Mạch (2,5%)…. và thấp nhất là Italia (chiếm 0,1%). Số liệu trong hình vẽ dưới đây thể hiện rõ điều này:

(Đơn vị: Tỷ lệ %)

Nguồn: UNAIDS, Financing the Response to AIDS in Low and Middle – Income

Countries: International Assistance from Donor Governments in 2011, page 6.

Biểu đồ 3.1: Viện trợ quốc tế phòng chống AIDS cho các nước có thu nhập thấp và trung bình năm 2011

Năm 2012, viện trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS trên thế giới là 8,9 tỉ USD, tăng 8% so với năm 2011. Tài trợ song phương chiếm

67% tổng nguồn viện trợ quốc tế cho HIV/AIDS. Mỹ là quốc gia cung cấp phần lớn các tài trợ song phương, tiếp đến là Anh (chiếm 10,7%), Hà Lan (2,8%), Đan Mạch (2,6%) và Đức (2,4%). Đặc biệt các quốc gia bao gồm Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Ireland, Na Uy và Thụy Điển đã đóng góp lớn hơn tổng sản phẩm nội địa toàn cầu cung cấp phần lớn các tài trợ song phương tiếp theo là Anh (10,7 phần trăm), Hà Lan (2,8 %), Đan Mạch (2,6 %) và Đức (2,4 phần trăm). Trong cùng năm đó, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Ireland, Na Uy và Thụy Điển đã đóng góp một phần để HIV quốc tế tài trợ lớn hơn phần tương ứng của tổng sản phẩm nội địa toàn cầu [125].

*) Tài trợ của các tổ chức đa phương

Năm 2012, nguồn vốn hỗ trợ cho HIV/AIDS từ các tổ chức quốc tế đa phương như Quỹ toàn cầu, UNITAD và các cơ quan Liên hợp quốc khác chiếm 28%. Viện trợ đa phương chiếm 13% tổng số tất cả các nguồn tài trợ cho HIV/AIDS [94]. Một số chính phủ trước đây tài trợ song phương cho HIV/AIDS đã chuyển sang đóng góp cho Quỹ toàn cầu, nghĩa là chuyển nguồn vốn tài trợ của mình thông qua kênh đa phương. Năm 2013, các nhà tài trợ cung cấp phần lớn ngân sách cho HIV/AIDS thông qua các kênh đa phương như Quỹ Toàn cầu và UNITAID: Pháp (88%), Ủy ban châu Âu (81%), Canada (70%), Nhật Bản (69%), và Đức (53%) [119].

Các nhà tài trợ đa phương được đề cập bao gồm:

-) Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống về Cứu trợ AIDS (PEPFAR) của Mỹ

PEPFAR được ra đời từ năm 2003 và đã trải qua hai lần kế hoạch 5 năm. Ở giai đoạn thứ nhất (2003 – 2005), Mỹ đã cam kết tài trợ 15 tỉ USD để giải quyết đại dịch AIDS toàn cầu. Giai đoạn thứ hai (2008-2013), PEPFAR bắt đầu đổi mới hoạt động và nâng mức viện trợ cho phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét toàn cầu lên 48 tỉ USD. Đây được coi là sáng kiến chăm sóc sức khỏe lớn nhất được đưa ra bởi một quốc gia riêng biệt nhằm phòng chống một dịch bệnh nguy hiểm đến sức khỏe toàn cầu.

-) Bộ phát triển Quốc tế Anh (DFID)

Năm 2012, chính phủ Anh đã đóng góp 10,7% tổng viện trợ song phương cho phòng chống HIV/AIDS toàn cầu. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm phân phối viện trợ nước ngoài của Vương quốc Anh. Nguồn vốn dành cho đại dịch AIDS là một trong những mục tiêu nguyên tắc của Bộ, và chiếm 7,1% ngân sách của DFID. Năm 2008 – 2013, tổng chi tiêu bao gồm cả tài trợ song phương và đa phương trung bình hàng năm 300 triệu bảng Anh [61]. Khoảng 60% nguồn tài trợ của DFID được phân phối thông qua Quỹ toàn cầu. Vương quốc Anh đã cam kết bổ sung 1 tỉ bảng Anh cho Quỹ toàn cầu trong giai đoạn 2014-2016.

-) Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (GFATM)

Được thành lập vào năm 2002, Quỹ toàn cầu là một tổ chức tài chính quốc tế nhằm thu hút và giải ngân nguồn lực nhằm ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS, lao và sốt rét. GFATM là nhà tài trợ đa phương lớn nhất cho các chương trình toàn cầu về phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét. Năm 2013, các đóng góp cho Quỹ Toàn cầu lên đến 33 tỉ USD [121]. Cuối năm 2013, chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân cam kết tài trợ 12 tỉ USD cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS của GFATM giai đoạn 2014 – 2016. Nguồn tài trợ này giảm so với mục tiêu đã đề ra tại hội nghị về viện trợ vào năm 2010 là 15 tỉ USD. Mỹ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất cho Quỹ toàn cầu, tiếp theo là Pháp, Đức và Anh.

Nguồn: The Global HIV/AIDS Epidemic, http://kff.org/global-health- policy/fact-sheet/the-global-hivaids-epidemic/

Biểu đồ 3.2: Đóng góp của chính phủ Mỹ cho Quỹ toàn cầu trong phòng chống HIV từ năm 2004 – 2015

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, mức đóng góp của Mỹ trong Quỹ Toàn cầu chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với phần còn lại của Quỹ. Năm 2001, trong tổng số 2.190 triệu USD đầu tư cho HIV/AIDS thì có 1.643 triệu USD (chiếm 75%) là đóng góp của Mỹ, và chỉ có 547 triệu USD (chiếm 25%) là từ đóng góp của các nước khác trong Quỹ Toàn cầu. Đỉnh điểm của sự đóng góp là năm 2010, Mỹ đóng góp cho Quỹ Toàn cầu lên đến 5.574 triệu USD (chiếm 84,14%), và tỷ lệ còn lại là từ các quốc gia khác đóng góp. Dự kiến trong năm 2015, Mỹ sẽ đóng góp khoảng 4.855 triệu USD (chiếm 78,24%) trong tổng số 6.205 triệu USD cho Quỹ Toàn cầu.

-) Sáng kiến Tài chính để hình thành vốn cho HIV/AIDS, Sốt rét và

UNITAID là một sáng kiến y tế toàn cầu được thành lập vào năm 2006 bởi chính phủ Brazil , Chile, Pháp , Na Uy và Vương quốc Anh. Tổ chức này cung cấp tài trợ bền vững để giải quyết sự thiếu hiệu quả trong thị trường cho các loại thuốc, chẩn đoán và phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao ở các nước đang phát triển.

Mục tiêu chính UNITAID là đảm bảo tiếp cận thuốc và chẩn đoán với các bệnh toàn cầu chết người, trong đó nhiều nhất là HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao. Mô hình hoạt động của UNITAID là sử dụng biện pháp can thiệp trong thị trường thích hợp để mở rộng cung cấp, nâng cao chất lượng, kích thích phát triển mới và tốt hơn các dự án, và mang lại giá thuốc tốt nhất.

UNITAID thông qua các đối tác quốc tế, tập trung vào ba mục tiêu chính:

- Một là, đảm bảo giá thuốc ổn định và bền vững, chẩn đoán các sản phẩm phòng ngừa, đảm bảo đủ số lượng thuốc cung cấp cho bệnh nhân.

- Hai là, tăng cường cách tiếp cận an toàn, đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm.

- Ba là, hỗ trợ phát triển các sản phẩm nhằm mục tiêu thị trường và các nhóm hưởng thụ cụ thể chẳng hạn như trẻ em.

Ngân sách của UNITAID kể từ khi thành lập đến nay đã đạt 1,6 tỉ USD [104], trong đó 85% được phân phối cho các nước có thu nhập thấp. Chỉ tính riêng năm 2013, nguồn kinh phí cho UNITAID đạt 262 triệu USD, trong đó Pháp là nhà tài trợ lớn nhất cho chổ chức này.

-) Ngân hàng Thế giới (WB)

WB là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc chi tiêu cho phòng chống HIV/AIDS từ khi đại dịch mới xuất hiện. Kể từ năm 1989, WB đã cung cấp 46 tỉ USD cho các chương trình về HIV/AIDS toàn cầu [135]. WB là một tổ chức tài chính quan trọng đối với việc giải quyết đại dịch AIDS. Năm 2013, ngân sách dành cho HIV/AIDS là 1,5 tỉ USD.

Cũng như nhiều nhà tài trợ đa phương khác, WB chủ yếu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong việc ứng phó với đại dịch AIDS

*) Tài trợ của khu vực tư nhân

Các nhà tài trợ tư nhân cho HIV/AIDS bao gồm các cơ sở, công ty, tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân. Y tế tư nhân có khả năng giảm bớt gánh nặng ngày càng tăng về nguồn lực y tế công cộng và tăng cường các lĩnh vực y tế ở các nước đang phát triển.

Mặc dù các nhà tài trợ và chính phủ lo ngại về chất lượng hoạt động của khu vực tư nhân trong việc chăm sóc và điều trị HIV, song cũng có những mô hình thành công nhất định ở một số quốc gia như Nam Phi, Kenya, Uganda, Nicaragua, Nammibia, Thái Lan. Riêng năm 2012, khu vực tư nhân của Mỹ và Liên minh châu Âu đã tài trợ trên 5% nguồn vốn cho HIV/AIDS.

Trong số các nhà tài trợ tư nhân, Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation là nhà tài trợ từ thiện hàng đầu, điển hình cho những nỗ lực trong phòng chống HIV trên thế giới. Mục đích của Quỹ này là tăng cường chăm sóc sức khỏe và giảm đói nghèo. Hiện nay, Quỹ đã cung cấp trên 2,5 tỉ USD để giải quyết đại dịch AIDS trên toàn cầu và tài trợ thêm 1,4 tỉ USD cho Quỹ toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w