Y tế Tăng chi phí Tăng chi phí Cần mở rộng cơ sở hạ tầng cho các cơ sở y tế
2.2.3. Lý do quốc tế phải viện trợ cho châu Phi để giải quyết đại dịch AIDS
chí thứ 6. Hai mục tiêu sau cùng là bảo đảm bền vững đối với môi trường và tăng cường quan hệ đối tác vì phát triển.
2.2.3. Lý do quốc tế phải viện trợ cho châu Phi để giải quyết đại dịch AIDS AIDS
2.2.3.1. Các nhân tố chung ảnh hưởng đến động cơ viện trợ của nhà tài trợ
Một là, uy tín của quốc gia trên chính trường thế giới được gây
dựng bởi năng lực sản xuất của quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lịch sử tín dụng quốc tế và những đóng góp của quốc gia vào những hoạt động chung của cộng đồng thế giới. Đây sẽ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn viện trợ quốc tế.
Hai là, yếu tố chính trị là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động các nguồn viện trợ. Viện trợ là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của các quốc gia viện trợ. Nguồn vốn viện trợ sẽ bị ảnh hưởng bởi quan hệ sẵn có của bên cấp viện trợ cho nước nhận viện trợ bởi sự tương hợp về thể chế chính trị và quan hệ địa chính trị gần gũi.
Ba là, điều kiện kinh tế cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng
đến các khoản viện trợ và tính chất của các khoản viện trợ, tùy từng điều kiện mà nguồn viện trợ có thể là tiền, hàng hóa hay hỗ trợ công nghệ. Bên cạnh đó, các nước viện trợ nói chung đều muốn đạt được những ảnh hưởng về chính trị, và kinh tế đem lại lợi nhuận cho hàng hoá và dịch vụ tư vấn trong nước. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước họ như là một biện pháp nhằm tăng cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cân thanh toán. Mặt khác, nước nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của đồng tiền viện
trợ. Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền của các nước nhận được do xuất khẩu thì nước tiếp nhận sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung do chênh lệch tỷ giá tại thời điểm vay và thời điểm trả nợ (đối với các khoản viện trợ một phần dưới dạng vốn ODA). Theo tính toán của các chuyên gia thì cho dù không đi kèm theo điều kiện ràng buộc nào thì viện trợ vẫn đem lại lợi ích thương mại cho quốc gia viện trợ.
Bốn là, hiệu quả sử dụng vốn viện trợ cũng ảnh hưởng đến nguồn
viện trợ quốc tế trong tương lai. Trên thực tế, những khoản viện trợ là một phần GNP của các nước tài trợ nên rất nhạy cảm với các dư luận xã hội ở các nước tài trợ. Nhân dân các nước cấp viện trợ coi trọng tầm quan trọng của cả số lượng và chất lượng của viện trợ, họ sẵn sàng ủng hộ viện trợ với điều kiện là viện trợ được sử dụng tốt. Chính vì vậy, các nước nhận viện trợ cần phải rất thận trọng với nguồn viện trợ dù dưới dạng hoàn lại hay không hoàn lại đều phải quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng, đảm bảo sử dụng phải hiệu quả, đúng mục đích.
2.2.3.2. Viện trợ quốc tế cho châu Phi phòng chống HIV/AIDS giải quyết vấn đề nhân đạo và phát triển
Xuất phát từ nhu cầu của châu Phi về viện trợ nhằm giải quyết đại dịch AIDS, cộng đồng quốc tế cũng có nhu cầu cung cấp viện trợ cho châu lục này nhằm giải quyết vấn đề nhân đạo, vấn đề phát triển.
Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS giải quyết vấn đề nhân đạo vì:
Châu Phi là một châu lục nghèo nhất thế giới, tất cả những vấn đề mang tính toàn cầu đều là những thách thức nghiêm trọng cho một châu lục chậm phát triển như châu Phi. Khi nói đến dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch AIDS, nhân loại sẽ liên tưởng ngay đến châu Phi bởi tại đây có tốc độ lây nhiễm cao, và hàng giờ, hàng ngày, hàng năm AIDS đã cướp đi sinh mệnh của hàng triệu người dân. Mặc dù đang phải đối mặt với đại dịch AIDS nghiêm trọng nhưng trong cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ
này, châu Phi không hề đơn độc bởi đây là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi các quốc gia và khu vực trên thế giới cùng chung sức giải quyết. Đã có nhiều cá nhân, quốc gia và tổ chức quốc tế chung sức giải quyết vấn đề HIV/AIDS tại châu Phi. Tuy nhiên, để đi đến một cơ chế hợp tác chung trong việc giải quyết đại dịch AIDS đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau đưa ra những chiến lược hành động mang tính lâu dài và bền vững. Đồng thời, đại dịch AIDS là một lý do cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế có một cơ chế hợp tác với nhau, và hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi có thể coi là cơ chế hỗ trợ nhân đạo của thế giới đối với châu Phi.
Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS sẽ hỗ trợ vấn đề phát triển vì:
Viện trợ quốc tế chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hay cung cấp cứu tế khẩn cấp cho người tị nạn, dịch bệnh, nhưng các mục đích của nó thường đa dạng hơn. Phần lớn viện trợ quốc tế được thiết kế để đáp ứng một hay nhiều hơn trong số các mục tiêu phát triển sau:
1 “Kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các khu vực sản xuất như nông nghiệp, hay mang lại các ý tưởng công nghệ mới.
2 Thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác, như tăng cường giáo dục, y tế, các hệ thống chính trị và môi trường. 3 Hỗ trợ tiêu dùng cơ bản về lương thực và các hàng hóa
thiết yếu khác, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp theo sau các trận thiên tai hay khủng hoảng nhân đạo.
4 Giúp bình ổn kinh tế sau những cú sốc kinh tế” [61;16]. Mặc dù không thành công như mong đợi, nhưng xét theo nhiều khía cạnh, viện trợ có một tác động tích cực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS giúp tài trợ
cho công tác tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, giáo dục nhận thức, cung ứng vật tư y tế,… cho cuộc chiến chống lại đại dịch thế kỷ tại. châu Phi.
Minh chứng bằng tư liệu tốt nhất về viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS là các chương trình can thiệp vào y tế được tài trợ bằng viện trợ như việc cung cấp thuốc ARV trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân có HIV/AIDS. Thông qua việc làm này, tỷ lệ lây nhiễm ở một số quốc gia châu Phi đã giảm xuống rõ rệt (Botwana, Kenya, Nam Phi, …).
Chương trình giáo dục nhận thức về HIV/AIDS được các nhà tài trợ tích cực đóng góp về trí lực và kinh phí cũng đem lại kết quả tốt ở châu Phi. Những biện pháp được thực hiện như: giáo dục HIV/AIDS trong và ngoài trường học, đào tạo giáo viên, trên các phương tiện truyền thông, giáo dục đồng đẳng,… Kenya là quốc gia điển hình thành công trong giáo dục nhận thức về HIV/AIDS. Quốc gia này đã chứng kiến nhiều người nhiễm HIV giảm trong những năm gần đây, tỷ lệ lây nhiễm từ 10% năm 1997-1998 xuống còn 6,3% năm 2009 [124;97].
Như vậy, viện trợ quốc tế cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS tại châu Phi đã giúp châu Phi giảm tỷ lệ lây nhiễm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tạo ra một xã hội với những người dân mạnh khỏe, giảm chi phí cho chăm sóc người bệnh, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy giáo dục phát triển, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.