Sửa đổi bổ sung các qui định về bán cổ phần, thu nộp và sử dụng tiền bán cổ phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 82)

bán cổ phần

Thứ nhất, để đảm bảo tính cụ thể, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần, cân sửa đổi nội dung hướng dẫn tại điểm a khoản 2.3 mục 2 phần B Thông tư 126/2004/TT-BTC theo hướng qui định cụ thể các loại giấy tờ nhà đầu tư phải gửi cho các cơ quan thực hiện bán đấu giá cổ phần khi họ đăng ký mua cổ phần. Đối với các nhà đầu tư cá nhân các loại giấy tờ cần xuất trình có thể qui định là: Giấy chứng minh doanh nghiệp, hoặc giấy xác nhận hộ khẩu thường trú của địa phương, cơ quan nơi cư trú và công tác. Đối với tổ chức có thể qui định là: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh... là đủ.

Thứ hai, về thời gian công khai thông tin bán đấu giá cổ phần quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 187/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm a khoản 2.3 mục 2 phần B Thông tư 126/2004/TT-BTC cần sửa đổi bổ sung các qui định này theo hướng: các cơ quan thực hiện bán đấu giá phải công khai thông tin liên quan đến việc bán cổ phần trước ngày bán đấu giá 30 ngày, đồng thời cho phép các nhà đầu tư được làm thủ tục đăng ký mua cổ phần đến trước ngày bán đấu giá.

Thứ ba, sửa đổi các quy định tại điểm a mục 2.3 và điểm b mục 3.2 phần B Thông tư 126/2004/TT- BTC theo hướng: Cho phép nhà đầu tư được mua số lượng cổ phần cao hơn mức đã đăng ký mua tối đa là gấp 2 lần. Số lượng mua cụ thể được các nhà đầu tư ghi trong phiếu đấu giá cùng với giá tham gia đấu giá. Việc xác định kết quả đấu giá phải được tiến hành công khai và chỉ được thực hiện khi thời hạn ấn định tham gia đấu giá đã hết hoặc các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần đã tham gia đấu giá đầy đủ. Kết quả của phiên đấu giá phải được công bố công khai ngay trong phiên đấu giá.

Thứ tư, từ sự phân tích về những bất cập trong các qui định về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo các điều 27, 27, 28 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu ở chương 2, tác giả đề xuất sửa đổ bổ sung các qui định này như sau:

- Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính có năng lực quản lý có uy tín trong kinh doanh, có nguyện vọng và có đơn đăng ký được làm cổ đông chiến lược, đăng ký mua cổ phần của doanh nghiệp với số lượng từ 5% vốn điều lệ trở lên.

- Số lượng nhà đầu tư chiến lược cần thu hút được doanh nghiệp ấn định trong phương án CPH căn cứ vào số lượng cổ phần bán ra đã dự kiến.

- Nhà đầu tư được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược là người mua đấu giá cổ phần có số lượng tiền mua chênh lệch tăng so với số lượng tiền tính theo giá sàn {(giá đấu giá - giá sàn) x số lượng cổ phần được mua} lớn nhất xác định từ cao xuống thấp cho đến đủ số người cần lựa chọn.

- Giá bán cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược giảm 20% so với giá đầu bình quân, số lượng cổ phần bán ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược tối đa là 20% số cổ phần bán ra. Số cổ phần được mua ưu đãi của mỗi nhà đầu tư chiến lược được phân chia theo tỷ lệ được mua cổ phần thực tế của mỗi người và được tính giảm giá cho số lượng tương ứng cổ phần đã mua thông qua đấu giá. Theo tác giả qui định như nêu trên đảm bảo được tính bình đẳng, tiêu chí định lượng trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, đồng thời gắn với việc ưu đãi với việc bán đấu giá cổ phần khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư mà không vi phạm nguyên tắc thị trường trong CPH DNNN.

Thứ năm, sửa đổi các qui định về quản lý sử dụng tiền thu từ CPH DNNN.

Từ sự phân tích những bất cập trong qui định của Nghị định 187/2004/NĐ-CP (điều 35). Quyết định 174/2002/QĐ-TTg (Điều 4) và Thông tư 126/2004/TT-BTC (mục 1.3, phần B) đã nêu ở chương 2, tác giả đã đề xuất hướng sửa đổi các qui định này như sau:

- Trước hết, cần xác định tiền thu được từ CPH DNNN là nguồn thu của ngân sách nhà nước do đó cần phải được thu nộp quản lý sử dụng theo qui định của Luật ngân sách nhà nước.

- Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể các nội dung chi, mức chi cụ thể phù hợp với các qui định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn CPH DNNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 82)