Các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 40)

thực hiện cổ phần hóa

Trong hầu hết các bước thực hiện CPH, DNNN vừa là đối tượng tác động của các chủ thể (với ý nghĩa là tài sản tiền vốn của doanh nghiệp) vừa là chủ thể trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CPH (cơ quan quản lý doanh nghiệp với ý nghĩa là một tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được Nhà nước giao). Hoạt động của doanh nghiệp ở đây chủ yếu là hoạt động của cơ quan quản lý và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của nó, nhằm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về CPH DNNN.

Nhìn chung, các quy định về quyền hạn nhiệm vụ của DNNN là cụ thể rõ ràng về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của hoạt động CPH.

Bên cạnh đó, còn có những nội dung quy định chưa phù hợp, cụ thể như sau: Theo quy định tại điểm 2 Điều 23 Nghị định 187/2004/NĐ-CP: Doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức

định giá để xác định giá trị doanh nghiệp (trường hợp không thuê tổ chức định giá thì doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp).

Khoản 1 Điều 30 Nghị định 187/2004/NĐ-CP quy định: Đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp CPH có khối lượng cổ phần bán ra từ 1 tỷ đồng trở xuống (doanh nghiệp tự tổ chức đấu giá bán cổ phần).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 187/2004/NĐ-CP : Đối với tài sản doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng chờ thanh lý doanh nghiệp có quyền thanh lý nhượng bán, xử lý những tài sản này.

Rõ ràng, với các quy định như vậy có thể xảy ra tình trạng "... các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước tự lập danh mục tài sản không cần dùng, định giá rẻ và sau đó chính mình mua lại những tài sản đó bán ra ngoài chiếm chênh lệch"... [35, tr. 234]. Trong trường hợp các cá nhân quản lý doanh nghiệp vừa tổ chức định giá tài sản vừa tổ chức bán đấu giá cổ phần, vừa lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vừa tham gia mua cổ phần, hoặc những "người liên quan" đến họ mua cổ phần với số lượng lớn, khả năng lợi dụng quyền hạn được giao phục vụ cho các động cơ có lợi ích cá nhân của các cán bộ quản lý doanh nghiệp CPH dẫn đến hậu quả xảy ra các giao dịch tư lợi, tham nhũng, gây thất thoát tiền vốn của Nhà nước là hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sơ hở trong quy định của pháp luật trong trường hợp này cũng tương tự như trong quy định về nhiệm vụ quyền hạn của chủ thể thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước trong CPH DNNN như đã nêu (ở mục 2.1.2). Theo tác giả, để giải quyết được vấn đề này cần bổ sung các quy định cấm hoặc hạn chế hay kiểm soát, giám sát chặt chẽ các giao dịch giữa các cá nhân trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, quyền quản lý doanh nghiệp CPH khi họ hoặc những "người liên quan" của họ tham gia mua tài sản, cổ phần của doanh nghiệp mà họ thực hiện các nhiệm vụ: xác định giá trị doanh nghiệp, quyết định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần, nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng quyền hạn được giao phục vụ cho các mục đích trục lợi cá nhân gây thiệt hại đến quyền lợi của Nhà nước, của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)