Tách rời việc thực hiện quyền sở hữu nhà nước và quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 74)

nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa

Như tác giả đã phân tích ở phần trước, bất cập lớn nhất về cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động CPH DNNN là việc giao đồng thời thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp CPH cho một chủ thể, đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Hậu quả của cách làm này là giảm hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, làm triệt tiêu hiệu lực của các hoạt động thanh tra, kiểm tra từ phía cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động CPH DNNN. Để khắc phục vấn đề này, theo tác giả, cần thành lập hệ thống cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với toàn bộ hệ thống DNNN hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp CPH ở hai cấp, cụ thể là: Tổng cục sở hữu vốn và tài sản doanh nghiệp ở Trung ương và các Cục sở hữu vốn và tài sản doanh nghiệp ở các tỉnh.

* Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Các cơ quan này thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với toàn bộ tiền vốn, tài sản nhà nước đầu tư trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thuộc phạm vi cấp quản lý. Trong CPH DNNN, cơ quan này thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp CPH trong thực hiện CPH DNNN, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu trách nhiệm trước các cơ quan này về kết quả thực hiện CPH DNNN.

* Về tổ chức hoạt động:

- Bộ máy lãnh đạo của các cơ quan này có số lượng từ 5 đến 11 thành viên (tùy theo số lượng doanh nghiệp thuộc quyền điều hành), hoạt động theo nguyên tắc bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số.

- Các thành viên bộ máy lãnh đạo là những người có trình độ, năng lực về quản lý kinh tế, về thị trường, về đầu tư... do Chính phủ, UBND cấp tỉnh lựa chọn, bổ nhiệm.

- Người đứng đầu cơ quan này được lựa chọn, bổ nhiệm trên cơ sở sự tín nhiệm giữa các thành viên trong bộ máy lãnh đạo.

- Cơ quan này có thể có các phòng ban chuyên môn giúp việc về các vấn đề như: kế hoạch đầu tư, kế toán tài chính, thị trường giá cả...

Để thực hiện được nội dung này yêu cầu tất yếu đó là: phải sửa đổi các quy định của pháp luật về thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với DNNN, cụ thể là phải sửa đổi các quy định của Luật DNNN 2003 và Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20-10-2005 của Chính phủ về việc thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)