Quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trưởng quản lý ngành và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 38)

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, Bộ trưởng... Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào phương án sắp xếp DNNN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quyền:

- Tổ chức xác định giá trị các Tổng công ty nhà nước thực hiện CPH, gửi kết quả về Bộ Tài chính để thẩm tra và quyết định công bố.

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH toàn bộ Tổng công ty nhà nước.

- Quyết định CPH các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý quyết định giá trị doanh nghiệp; phê duyệt phương án CPH để chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Ngoài ra, theo các quy định tại Điều 23, Điều 30, các chủ thể này còn có các quyền: lựa chọn tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, quyết định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt danh sách cổ đông chiến lược, lựa chọn các tổ chức bán đấu giá, để bán cổ phần do doanh nghiệp phát hành.

Theo quy định tại phần VIII, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 16/11/2004 của Bộ Tài chính (hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP) cơ quan giúp việc cho các chủ thể này là ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp với số lượng không quá 5 người gồm:

- Lãnh đạo cơ quan quyết định CPH là trưởng ban (tức là các chức danh nêu trên hoặc người được ủy quyền).

- Đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của cơ quan quyết định CPH doanh nghiệp là ủy viên.

- Lãnh đạo doanh nghiệp CPH là ủy viên.

- Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính là ủy viên (trong trường hợp CPH toàn tổng công ty).

Quyền hạn và trách nhiệm của Ban chỉ đạo CPH do cơ quan quyết định CPH quy định.

Theo quy định tại Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ (về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN): "Thủ trưởng cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước xây dựng quy chế thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước được phân công"... (Điều 19).

Xem xét tổng thể các quy định nêu trên rất dễ nhận thấy trong quá trình thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước trong CPH DNNN. Các chức danh Bộ trưởng... Chủ tịch UBND cấp tỉnh có toàn quyền quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng nhất như, phê duyệt phương án CPH, quyết định giá trị doanh nghiệp... quyết định vấn đề nhân sự

và hoạt động của Ban chỉ đạo CPH DNNN, quy định quy chế hoạt động thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước. Và như vậy trong việc thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN CPH, các chức danh này hoàn toàn được đặt ra ngoài các nguyên tắc hoạt động có tính ràng buộc với nó đó là các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các Bộ, UBND tỉnh như nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc tập trung dân chủ..

Cùng với khả năng chi phối DNNN (như đã nêu ở mục 2.1.1) và sự kém hiệu quả của hoạt động kiểm tra giám sát, việc quy định quyền hạn nhiệm vụ của các chủ thể thực hiện quyền chủ sở hữu trong CPH DNNN như nêu trên, hoàn toàn có thể dẫn tới nguy cơ thiếu khách quan, thiếu trung thực trong việc quyết định các vấn đề CPH DNNN xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân, khi đối tượng mua cổ phần là các cá nhân thực hiện nhiệm vụ hoặc những người liên quan của họ như: vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột... của người đó mua một số lượng lớn cổ phần doanh nghiệp CPH. Việc sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành về CPH DNNN, để hạn chế những sơ hở như nêu trên nhằm tránh tình trạng thất thoát tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp CPH là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 38)