Hoàn thiện các quy định đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 85)

động

Có thể khẳng định rằng, trong các quy định của pháp luật hiện hành về CPH DNNN vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm và thực tế đã có những giải pháp tích cực góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động, hạn chế tình trạng người lao động phải chịu cảnh mất việc, thôi việc, có những hình thức khuyến khích hỗ trợ người lao động về vật chất thực sự làm giảm bớt khó khăn vất vả của người lao động. Vấn đề thực hiện dân chủ, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò làm chủ của người lao động trong CPH DNNN cũng được tổ chức công đoàn thực sự quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế không phải ở mọi doanh nghiệp CPH vấn đề này đều được doanh nghiệp chủ động thực hiện và thực hiện tốt. Để thực hiện tốt hơn nữa vấn đề người lao động trong CPH, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của người lao động trong việc thực hiện các mục tiêu của giải pháp CPH doanh nghiệp, tác giả luận văn đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần quy định cụ thể doanh nghiệp CPH có trách nhiệm lập phương án đào tạo lại lao động (đặc biệt là với đối tượng ở độ tuổi chưa đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ làm việc nhưng không còn trẻ, có nhiều ràng buộc về con cái, khó có điều kiện tìm việc làm mới khi bị thôi việc, mất việc). Ngay sau khi phương án CPH được phê duyệt, doanh nghiệp có trách nhiệm liên hệ ký kết các hợp đồng với các cơ sở đào tạo để thực hiện việc đào tạo lại lao động để tạo ưu thế cho người lao động được sắp xếp việc làm sau CPH.

Thứ hai, đề nghị tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động như Nghị định 41/2002/NĐ-CP đối với người lao động trong các DNNN CPH có mức thu nhập bình quân của người lao động là thấp, ví dụ: dưới 700.000 đ/ người/ tháng.

Thứ ba, để đảm bảo ghi nhận đúng mức công sức của người lao động đóng góp vào doanh nghiệp, cần bổ sung quy định cho phép những người lao động tại doanh nghiệp liên tục với thời gian (có thể là) 10 năm trở lên mới về nghỉ hưu trí hoặc mất sức lao động dưới (có thể là) 3 năm trước thời điểm doanh nghiệp có quyết định CPH

(nếu có nguyện vọng) được mua cổ phần của doanh nghiệp theo giá ưu đãi với mức giảm giá (có thể là) 20% giá đấu bình quân.

Thứ tư, để thực sự phát huy quyền làm chủ của người lao động, thực hiện thực chất phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong CPH DNNN cần bổ sung một số quy định về nhiệm vụ của tổ chức công đoàn và quyền của người lao động, cụ thể như sau:

- Tổ chức công đoàn cơ sở có nhiệm vụ:

+ Lựa chọn và cử các đoàn viên công đoàn có năng lực trực tiếp giám sát việc kiểm kê, phân loại tài sản thuộc phạm vi tổ (đội), phân xưởng, phòng (ban) nơi họ trực tiếp làm việc.

+ Phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp CPH tổ chức cho người lao động (trong đó có các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp) đề xuất danh sách, bỏ phiếu tín nhiệm lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược (trong trường hợp không có sự sửa đổi tiêu chí lựa chọn như tác giả đã đề xuất) để đảm bảo sự khách quan trong việc lựa chọn của doanh nghiệp.

- Người lao động trong doanh nghiệp CPH có quyền:

+ Được tín nhiệm lựa chọn thành viên tổ chức công đoàn (không giới hạn trong phạm vi cán bộ công đoàn) để giới thiệu, đề cử tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

+ Được cung cấp thông tin về kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp bằng hình thức văn bản đến các phòng, ban, tổ, đội sản xuất.

kết luận chương 3

Pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện và phát huy dân chủ trong CPH DNNN. Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là điều kiện tiên quyết để thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư, của quần chúng nhân dân vào quá trình này, tạo nên động lực đẩy nhanh và lành mạnh hóa tiến trình CPH DNNN.

Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải đáp ứng yêu cầu góp phần thực hiện các mục tiêu chung, các định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là đáp ứng các yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền, yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu cải cách nền hành chính quốc gia và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN cần phải quán triệt các quan điểm có tính nguyên tắc như: đảm bảo định hướng XHCN; thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, để CPH thực sự là một giải pháp thị trường hóa tổ chức và hoạt động của DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đồng thời vẫn đảm bảo định hướng đi lên CNXH của đất nước, hạn chế tối đa những hậu quả xã hội vẫn được coi là hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường.

Dân chủ là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là đảm bảo việc thực hiện quyền lực nhà nước trong CPH phải phục vụ cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, tác giả đã đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức và hoạt động của các chủ thể nhà nước thực hiện CPH, cụ thể như:

- Quy định bổ sung các nội dung về quyền hạn và nhiệm vụ của DNNN, của cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình CPH.

- Đề xuất tách việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước ra khỏi chủ thể thực hiện quyền quản lý nhà nước, thành lập các cơ quan thực hiện quyền sở hữu độc lập, tách biệt với hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đề xuất thành lập các ủy ban giám sát của các cơ quan đại diện của nhân dân, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước trong CPH DNNN để hạn chế tối đa các biểu hiện vi phạm dân chủ, hạn chế sự tham gia của nhân dân, của các nhà đầu tư vào quá trình CPH.

- Đề xuất giải pháp tuyển chọn, giao quyền đại diện cổ đông nhà nước trong công ty cổ phần hình thành sau CPH một cách thực sự dân chủ để hạn chế tác động tiêu cực - làm chậm lại tiến trình CPH - từ vấn đề có tính chất liên quan này.

Đảm bảo dân chủ trong CPH là yêu cầu phải đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH mà các quyền và lợi ích có thể bị xâm hại trong quá trình CPH. Vì vậy, để đảm bảo dân chủ trong CPH, một yêu cầu tất yếu đặt ra là phải hoàn thiện một cách có hệ thống, đồng bộ các quy định về đảm bảo quyền của chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản trong doanh nghiệp CPH, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng của các nhà đầu tư, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Để đáp ứng các yêu cầu này, tác giả đã đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung cụ thể liên quan đến các vấn đề nêu trên, góp phần hạn chế các nguy cơ xâm hại đến tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp CPH, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo nhân dân và các nhà đầu tư tham gia vào quá trình CPH và để thực hiện tốt yêu cầu về đào tạo lao động, sắp xếp việc làm và giải quyết thỏa đáng chính sách đối với người lao động.

kết luận

Cải cách nền kinh tế, thực hiện và phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế tạo động lực cho sự phát triển bền vững và có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Trong nền kinh tế nước ta, DNNN là một bộ phận hết sức quan trọng giữa vai trò chủ đạo, nắm giữ những lĩnh vực then chốt, trực tiếp nắm giữ, sử dụng phần lớn nguồn tài nguyên của quốc gia. Với thực trạng hoạt động kém hiệu quả và kém sức cạnh tranh như hiện nay, việc sắp xếp, đổi mới DNNN là một yêu cầu khách quan và có tính cấp bách.

Cổ phần hóa DNNN là một giải pháp đổi mới DNNN, đưa lại sự chuyển biến toàn diện về cơ cấu sở hữu, cơ chế tổ chức hoạt động và hình thức pháp lý của DNNN, đã được vận dụng thực hiện và thu được những kết quả khả quan, đem lại sức sống mới cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện còn có những tồn tại, hạn chế, như: chưa thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân, còn có những biểu hiện lợi dụng những sơ hở của pháp luật xâm phạm tài sản của doanh nghiệp CPH, xâm phạm quyền sở hữu của nhân dân, vẫn còn tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp...

Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong CPH phục vụ cho lợi ích của nhân dân, được đặt trong sự kiểm tra, giám sát phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản nhà nước đầu tư vào các DNNN, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng của các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN trực tiếp góp phần thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân vào hoạt động CPH, phát huy sức mạnh của nhân dân, thúc đẩy tiến trình CPH được thực hiện nhanh hơn, lành mạnh và hiệu quả hơn.

Pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện các nội dung dân chủ, để đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

Thực trạng pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cả về hình thức và nội dung, dẫn đến thực tiễn CPH DNNN chưa thực sự dân chủ, chưa thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân vào quá trình này; còn có những biểu hiện thiếu công khai, minh bạch hoặc lợi dụng sơ hở của pháp luật xâm hại đến quyền sở hữu toàn dân.

Để đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tiến trình CPH, cần hoàn thiện một cách toàn diện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

Về hiệu lực pháp lý: Cần xây dựng pháp luật về CPH DNNN với hình thức là một đạo luật để nâng cao hiệu lực điều chỉnh, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho tiến trình CPH DNNN.

Về nội dung: Cần hoàn thiện toàn diện các quy định của pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, quy định chặt chẽ, rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ của các chủ thể nhà nước trong CPH DNNN, xác lập đầy đủ cơ chế kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trong CPH DNNN; đặc biệt là quan tâm hoàn thiện các quy định đảm bảo quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản tiền vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp CPH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Vũ Đình Bách (2005), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.01.01, Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo (1992), "Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta: quan điểm lý luận và phương pháp nghiên cứu", Thông tin lý luận, (9), tr. 7-11.

3. Hoàng Chí Bảo (1997), "Dân chủ với tư cách là một chế độ chính trị", Triết học, (3), tr. 55-57.

4. Phạm Văn Bích (2002), "Từ tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Lý luận chính trị, (2), tr. 12-17.

5. Nguyễn Thanh Bình (2005), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình kinh tế - chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1998), Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH ngày 21-8, về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6- 1998), Hà Nội.

8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1999), Thông tư số 03/1999/TT-LĐTBXH ngày 9-1, về sửa chuẩn nghèo trong Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH ngày 21-8-1998 về chính sách đối với lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998), Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 73/2003/TT-BTC ngày 31-7, hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 39/2004/TT-BTC ngày 11-5, hướng dẫn trình tự thủ

tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 42/2004/TT-BTC ngày 20-5, hướng dẫn giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

12. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24-12, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

13. Chính phủ (1998), Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15-8, về công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp, Hà Nội.

14. Chính phủ (1999), Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13-2, ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

15. Chính phủ (2001), Quyết định số 128/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Hà Nội.

16. Chính phủ (2002), Quyết định số 174/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2-2, về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

17. Chính phủ (2002), Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6, về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

18. Chính phủ (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4-10, về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, Hà Nội.

19. Chính phủ (2003), Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15-4, về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Hà Nội.

20. Chính phủ (2003), Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11, về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

21. Chính phủ (2004), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11, về việc chuyển công

ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội

22. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3-12, ban hành Quy chế tài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 85)