Đối tượng điều chỉnh và nội dung cơ bản của Luật cổ phần hóa DNNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 72)

giải pháp cụ thể có tính chất đặc thù. Vì vậy, pháp luật về CPH DNNN cần được ban hành với hình thức một đạo luật được ưu tiên về hiệu lực áp dụng của luật đơn ngành để giải quyết nhanh chóng các vấn đề này.

3.2.1.2. Đối tượng điều chỉnh và nội dung cơ bản của Luật cổ phần hóa DNNN DNNN

* Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng điều chỉnh của Luật CPH DNNN là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình CPH DNNN. Các quan hệ này phát sinh chủ yếu giữa doanh nghiệp CPH và các chủ thể liên quan như: cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN CPH; cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan thực hiện việc định giá doanh nghiệp, bán cổ phần của doanh nghiệp; các cơ quan giám sát; các nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

* Nội dung cơ bản của Luật Cổ phần hóa DNNN:

Luật CPH DNNN cần được xây dựng với các nội dung cơ bản như sau:

- Các quy định chung: Quy định các vấn đề cơ bản như mục tiêu và các nguyên tắc thực hiện CPH DNNN.

- Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện CPH DNNN.

Các quy định này cần cụ thể hóa đầy đủ các bước thực hiện CPH như: Quyết định CPH, lập phương án CPH, xử lý tài chính khi CPH, xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần, thu nộp, quản lý, sử dụng tiền bán cổ phần và việc bàn giao hồ sơ, tài liệu, tài sản giữa doanh nghiệp CPH và công ty cổ phần.

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH DNNN.

Đây là một nội dung quan trọng cần được quy định đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Quy định trách nhiệm kiểm tra, giám sát toàn diện của cơ quan thực hiện quyền sở hữu đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình CPH, đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể trong trường hợp thiếu sự kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm pháp luật.

+ Cơ quan thực hiện quyền sở hữu có toàn quyền quyết định việc CPH DNNN trên cơ sở chương trình kế hoạch tổng thể mà không phải phụ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện quyết định CPH đã được ban hành.

+ Doanh nghiệp cần được chủ động trong việc xây dựng phương án CPH trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn đã đề ra và dự kiến các yếu tố của thị trường.

+ Hạn chế sự can thiệp của cơ quan thực hiện quyền sở hữu đối với việc thiết lập bộ máy quản lý của công ty cổ phần theo hướng đề cao vai trò của các cổ đông đối với việc lựa chọn cá nhân đại diện cho cổ đông nhà nước giữ các chức danh quản lý của công ty trong trường hợp cổ đông nhà nước giữ quyền chi phối công ty cổ phần.

+ Đề cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến việc xác định tài sản doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp, bán đấu giá cổ phần do doanh nghiệp phát hành và hoạt động thu, nộp, quản lý sử dụng tiền bán cổ phần.

+ Các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp CPH, của các cơ quan chuyên môn thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần, của các nhà đầu tư và của người lao động cần được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật về hợp đồng có bản chất, đặc điểm tương đồng.

+ Cụ thể hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đảm bảo quyền làm chủ của người lao động trong quá trình CPH DNNN.

- Quy định về tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm.

ở nội dung này cần quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, UBND các tỉnh và các cơ quan hữu quan trong quá trình thực hiện CPH; quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý của các cá nhân có hành vi vi phạm, đảm bảo xử lý nghiêm minh đối với các hành vi

lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của công dân trong quá trình CPH DNNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 72)