Lý do đề xuất xây dựng Luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 70)

Thứ nhất, CPH DNNN là một giải pháp kinh tế - pháp lý quan trọng, được áp dụng tác động trực tiếp đến hệ thống DNNN với ý nghĩa là một bộ phận quan trọng hàng đầu của nền kinh tế nước ta hiện nay. Chất lượng và hiệu quả của CPH DNNN có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ chuyển biến thực sự của hệ thống DNNN, ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, pháp luật CPH DNNN được ban hành với hình thức là một đạo luật và có hiệu lực pháp lý của một văn bản luật là cần thiết và phù hợp với tầm quan trọng của giải pháp này.

Thứ hai, CPH DNNN là hoạt động trực tiếp tác động đến tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân tồn tại dưới hình thức tài sản doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của toàn thể nhân dân. Vì vậy, đảm bảo quyền tham gia ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân, của các đại biểu dân cử vào quá trình xây dựng pháp luật về CPH DNNN theo trình tự thủ tục ban hành luật cần được xem như là một yêu cầu để đảm bảo dân chủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Thứ ba, thực tiễn chuyển đổi nền kinh tế nói chung và CPH DNNN nói riêng ở các quốc gia trên thế giới luôn đi liền với "nguy cơ, "chảy máu" ngân sách và sự giàu lên của một số ít viên chức nhà nước" [35, tr. 272].

ở nước ta sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới chúng ta ghi nhận những thành tựu to lớn, những cố gắng vượt bậc của Chính phủ trong quản lý điều hành nền kinh tế. Tuy nhiên không thể phủ nhận được thực trạng nạn tham nhũng đang hoành hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực và đã trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn tại của chế độ nhưng Đảng ta đã nhận định. Trong việc quản lý sử dụng tài sản, tài nguyên quốc gia, nạn tham nhũng đã trở thành phố biến, được thực hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi, táo bạo thậm chí là trắng trợn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của nhân dân với Đảng với Nhà nước, tham nhũng đã thực sự trở thành rào cản đối với việc thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, đấu tranh chống tham nhũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và trong thực tế chúng ta vẫn chưa có giải pháp thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó chúng ta chưa thực sự có được một cơ chế kiểm tra giám sát khoa học, có hiệu quả đối với các hoạt động kinh tế nói chung và CPH DNNN nói riêng. Theo tác giả, yêu cầu tối đa sự công khai minh bạch trước nhân dân, thiết lập cơ chế giám sát của nhân dân, của các cơ quan đại biểu của nhân dân cần được xem là một giải pháp để hạn chế tiêu cực trong CPH DNNN. Để chứa đựng các yêu cầu này, pháp luật về CPH DNNN không thể tồn tại dưới hình thức là một nghị định của Chính phủ.

Thứ tư, CPH DNNN là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động mà trong các lĩnh vực đó đã có các luật điều chỉnh. Để giải quyết có tính chất "mở" các vấn

đề thực tiễn được coi là rào cản đối với tiến trình CPH như vấn đề đất đai, vấn đề xử lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay (Trang 70)