II. Đọc và tìm hiểu chung: 1 Đọc và chú thích:
2. Biện pháp khắc phục:
NÓI GIẢ M– NÓI TRÁNH
Ngày soạn:
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
-Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
-Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
B.CHUẨN BỊ:1.Giáo viên: 1.Giáo viên:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. -Bài tập ví dụ
2.Học sinh:
-Chuẩn bị bài mới.
-Tìm hiểu thêm ví dụ, bút viết.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:I.Ổn định lớp: I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
1.Nói qúa là gì? Đặt câu với thành ngữ có dùng biện pháp nói quá: Trơn như
mỡ.
2.Tác dụng của nói quá? Xác định biện pháp nói qúa và tác dụng của chúng trong những câu sau: (Dùng bảng phụ)
a.Anh ấy kể câu chuyện khiến chúng tôi cười vỡ bụng. b.Tiếng đồn cha mẹ anh hiền,
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan.
c.Tuổi mười bảy, bẻ gãy sừng trâu.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Gọi HS đọc ví dụ.
- Những từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ trên có ý nghĩa gì?
I.Nói giảm nói tránh và tác dụng:
- Hãy thay từ chết vào 3 ví dụ trên. - Hãy so sánh hai cách nói! (Dùng từ in đậm và dùng từ chết)
- Nhìn chung, tác dụng của các từ in đậm trong 3 ví dụ trên là gì?
- Chốt lại nội dung và cho HS đọc mục 2.
- Trong câu văn trên, từ đồng nghĩa với
bầu sữa là gì? Vì sao tác giả lại dùng bầu sữa mà không dùng từ khác?
- Chốt lại nội dung và gọi HS đọc mục 3.
- Trong hai cách nói, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn với người nghe? - Điểm chung của hai cách nói này là gì?
- Chúng ta vừa xem xét các cách nói khác bình thường. Người ta gọi đó là nói giảm nói tránh. Vậy nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của chúng ra sao? - Chốt lại nội dung bài học và cho HS đọc Ghi nhớ.
- Hãy tìm cách nói giảm, nói tránh cho các ví dụ sau:
-Anh hát dở quá. -Bà ấy sắp chết.
- Thay vào và đọc to.
- Dùng các từ in đậm là hợp lí hơn vì: câu a, b: Nói về cái chết của Bác Hồ nên cần sự trân trọng.
câu c: Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với Lượng.
- Giảm bớt cảm giác đau buồn.
- Từ dồng nghĩa: vú, ngực… Không dùng vú để tránh gây sự thô tục, gây cười cho người nghe, thể hiện được tình mẹ…
- Cách thứ hai nhẹ nhàng hơn vì người nghe vẫn thấy lỗi của mình mà khắc phục, lại tránh được cảm giác nặng nề. - Đều là nhận xét con lười.
- Là cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh cảm giác đu buồn, thô tục ….
- Suy nghĩ nêu cách nói giảm nói tránh và tác dụng của chúng.
II.Luyện tập Bài 1:
a. đi nghỉ
b. chia tay nhau c. khiếm thị d. có tuổi e. đi bước nữa
Bài 2: Câu sử dụng nói giảm nói tránh:
a. Anh nên hoà nhã với bạn bè! b. Anh không nên ở đây nữa!
c. Xin đừng hút thuốc trong phòng! d. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
e. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
a. Anh hát không được hay lắm! b. Nó học không được khá! c. Nó nói như vậy là không nên! d. Cô ấy không được đẹp!
e. Chị ta không được tế nhị trong giao tiếp!
Bài tập bổ sung: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau:
a. Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! b. Nửa đêm, bà cụ đã ra đi mãi mãi. c. Bác Dương thôi đã thôi rồi! d. Họ đã về chầu thượng đế. e. Bác đã lên đường theo tổ tiên.
- Nêu tác dụng của nói giảm nói tránh.
- Nói giảm nói tránh có tác dụng như vậy, có phải bao giờ cũng nên dùng cách nói giảm nói tránh không?
Nói giảm nói tránh thể hiện cách nói lịch sự, biểu hiện của người có văn hoá. Nhưng khi cần phê bình người phạm lỗi nhiều lần thì cần phải nói lên sự thật một cách mạnh mẽ.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm bài tập.
- Tìm thêm các ví dụ có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.