Cụ Bơ-men và kiệt tác Chiếc lá cuố

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 8 đầy đủ (Trang 70)

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HOC:: 1.Ổn định lớp:

3. Cụ Bơ-men và kiệt tác Chiếc lá cuố

cùng:

- Suy luận:

-Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi. -Nảy sinh ý định vẽ bức tranh.

- Cụ đã một mình vẽ trong trận mưa vùi dập

và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm . Đó là sự hi sinh thầm lặng nhưng cao

cả để đem lại niềm tin trong cuộc sống cho đồng loại.

- Con người có tình yêu thương và sự hi sinh cao cả.

- -Đó là một tác phẩm hội hoạ.

-Giống thật cuống lá màu xanh sẫm, đến rìa

lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa đến

hai hoạ sĩ chuyên nghiệp như Giôn-xi và Xiu đều không nhận ra.(Tuy nhiên không phải giống thật là đẹp)

-Góp phần cứu sống môt sinh mạng.

-Nó được tạo nên bởi sinh mạng của một nghệ sĩ.

- Mất cả cuộc đời, sinh mạng.

- Một nghệ sĩ chân chính trong quy luật nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật.

- Em có nhận xét gì về kết thúc

4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần:

của truyện đối với hai nhân vật Giôn-xi và cụ Bơ-men?

- Nhưng ở cả hai trường hợp đó có điểm gì chung?

- Đó chính là nghệ thuật đảo ngược tình thế hai lần.(Phân tích thêm).Theo em, nghệ thuật này có tác dụng gì?

vì bện nặng, nghèo túng, chán đời… nhưng cô lại dần dần khỏi bệnh và khoẻ mạnh. Đối với cụ Bơ-men, tuy nghiện rượu nhưng khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh, sưng phổi rồi qua đời. - Đều gắn với bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị sưng phổi nhưng vì chiếc lá mà hồi phục; cụ Bơ-men vì chiếc lá mà bị sưng phổi rồi chết.

- Gây sự bất ngờ và tạo sự hấp dẫn cho truyện.

* Hoạt động 3: Tổng kết

- Qua những nội dung đã phân tích, theo em nhà văn muốn nhắn gởi điều gì qua tác phẩm?

- Cho HS đọc ghi nhớ.

III/- Tổng kết:

- -Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.(Tình cảm của Xiu và cụ Bơ-men đối với Giôn-xi).

- Sức mạnh của tình yêu cuộc sống chiến thắng bện tật.(Niềm tin của Giôn-xi vào chiếc lá)

- Sức mạnh và giá trị nhân sinh, nhân bản của nghệ thuật.(Nghệ thuật vị nhân sinh - cứu sông Giôn-xi)

- Quan điểm sáng tác nghệ thuật.(Liên hệ đến Nam Cao)

* Ghi nhớ: SGK Hướng dẫn hoc ở nhà:

- Tóm tắt truyện, học bài theo nội dung đã phân tích. - Nghĩ và viết một kết thúc truyện khác cho truyện này. - Soạn bài: Chương trình địa phương.

Tư liệu về O’Henry

O.Hen-ri là nhà văn Mĩ sinh năm 1862 và mất năm 1910. Cha ông là thầy thuốc; mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba. Thuở nhỏ, ông không được học hành nhiều; năm 15 tuổi đã phải thôi học đến làm việc tại một hiệu thuốc của chú ruột; sau đó còn phải làm nhiều nghề khác để kiếm ăn như nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng. O.Hen-ri là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và sáng tác rất nhiều. Có những năm số lượng các truyện ngắn ông sáng tác lên rất cao: 65 truyện năm 1904, 50 truyện năm 1905... Các truyện ngắn của ông lần lượt in thành từng tập trong thời gian ông còn sống và sau khi ông đã qua đời. Có thể kể các tập : Bắp cải và vua chúa (1904), Bốn triệu (1906), Trung tâm miền Tây (1907), Tiếng

nói của thành phố(1908), Những sự lưa chọn (1909). Truyện của ông phong phú

đa dạng về đề tài, nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mĩ. Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt.Vế nghệ thuật, truyện ngắn của ông thường được tổ chức xoay quanh một cốt truyện dàn dựng chu đáo với tình tiết được sắp xếp khéo léo, lôi cuốn sự hứng thú của bạn đọc. Ông

thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột ngột, bất ngờ. Nhiều nhân vật của ông vừa rất thực mà cũng vừa mơ hồ, phảng phất như trong giấc mơ. Nhiều truyện đã để lại cho độc giả ấn tượng sâu sắc như : Căn gác xép, Cái cửa xanh, Tên cảnh sát và gã lang thang, chiếc lá cuối cùng, Quà tặng của các đạo sĩ, khi người ta yêu, Sương mù ở Xen-tôn.

Đọc thêm : MONG MANH CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG.

Trên đời, hiếm gì nghịch lí oái ăm! Có cái thật - làm người ta đau đớn, héo mòn rồi chết rụi! Nhưng có cái giả - an ủi, nâng đỡ tâm hồn như một liều thuốc thập toàn đại bổ! Hình ảnh chiếc lá thường xuân trong truyện ngắn lừng danh Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O.Hen-ri là một trong những liều thuốc đó.

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chiếc lá thường xuân duy nhất và cuối cùng - một sáng tạo bất đắc dĩ của lão hoạ sĩ Bơ-men - lại trở thành nhan đề cho truyện ngắn bất tử của cây viết ở bên kia Tây bán cầu. Hình ảnh đó vượt lên mọi chi tiết cảm động tận đáy lòng mọi người đọc, để trở thành một biểu tượng nghệ thuật bất ngờ, độc đáo mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc.

Nhờ có chiếc lá – lá giả - nhưng lại có thật trên tường - bức tường gạch cũ kĩ trước cửa sổ - mà cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi dần dần vượt thoát khỏi căn bệnh sưng phổi hiểm nghèo do lão quỷ ác độc và nham hiểm đã mang tới cho cả khu phố nghèo khổ gần công viên Oasinhtơn. Hoạ sĩ già Bơ-men đã cứu được cô gái đáng thương bằng tác phẩm thực sự đầu tiên – và cũng là cuối cùng - của mình; hay chính Giôn- xi đã tự cứu lấy cô bởi niềm hi vọng đã lớn dần, ấm dần, mạnh dần, được khơi nguồn, được khởi động từ chiếc lá lạ lùng, bất chấp nắng mưa, ngày đêm, cứ gan lì bám trụ, quyết không chịu lìa khỏi ngọn dây leo loằng ngoằng kia? Có lẽ Giôn-xi, cô gái yếu đuối, bệnh tật đã tự chữa bện cho mình rất kết quả bằng niềm tin vào một điều kì diệu do chính mình tưởng tượng ra. Niềm tin thật mong manh, thật ngây thơ, không khỏi có phần ngớ ngẩn, nhưng kì lạ sao, cứ càng ngày càng rõ, càng mạnh, mỗi ngày mỗi thêm chắc chắn, và cuối cùng đã trở thành sức mạnh nội sinh đủ lực đánh bại tử thần.

.

Ký duyệt tuần 08 (24/09/2022)

TTCM : Trần Văn Nông

Tiết 34 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

( Phần Tiếng Việt)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: .Giúp Học sinh:

-Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.

-Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy lõ những từ ngữ nào trùng với tư ngữ toàn dân,

những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân

B.CHUẨN BỊ

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 8 đầy đủ (Trang 70)