I/ Đánh giá chung
3- Phát biểu cảm nghĩ:
* Cảm nghĩ của em:
- Tình người lạnh lùng như băng tuyết. Em bé thật tội nghiệp. Xã hội thiếu hơi ấm của tình thương.
- Truyện Cô bé bán diêm và phần kết của truyện này là ''một cảnh thương tâm''.
* Thương yêu trẻ thơ đã khiến nhà văn miêu tả
thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm.
*Hoạt động 3:Tổng kết
+ Theo em nghệ thuật kể chuyện trong truyện này có gì đặc sắc làm cho câu chuyện hấp dẫn và cảm động? (sự kết
hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong văn bản tự sự.)
- Cho HS đọc ghi nhớ.
III/- Tổng kết:
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp 1í của truyện Cô bé bán diêm, qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đôi với em bé bất hạnh.
*Ghi nhớ SGK
*Hoạt động 4:Củng cố và dặn dò
-Tóm tắt truyện.
-Học bài, phân tích các nội dung. -Chuẩn bị bài mới: Trợ từ - Thán từ.
Kí duyệt tuần 06(10/09/2012)
TTCM: Trần Văn Nông
Tiết 26: TRỢ TỪ - THÁN TỪ A.MỤC TIÊU : Giúp Học sinh:
-Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
-Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ, đọc
Hoc sinh: sự chuẩn bị bài của HS ở nhà. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: (Bảng phụ)
1.Hãy tìm từ địa phương trong câu sau: “Nghe mẹ nói như thế hắn cảm thấy
ốt dột quá”. Có thể thay từ địa phương trên bằng từ ngữ toàn dân gì?
2.Những từ sau đây thuộc từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội? trúng tủ, nốc ao, canh me, nhổ neo, cắm sào
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀTRÒ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là
trợ từ.
+ Cho HS quan sát, so sánh ba câu ví dụ trong SGK.
1- Nó ăn hai bát cơm.
2- Nó ăn những hai bát cơm. 3- Nó ăn có hai bát cơm.
+ Vậy những từ như những, có trong các câu trên có tác dụng gì? + Cho HS phân tích thêm một số ví dụ về các trợ từ khác như chính,
đích, ngay.
1- Trợ từ:
- So sánh 3 câu :
- Câu 1: một sự việc khách quan là : Nó ăn (số lượng) hai bát cơm.
- Câu 2: thêm từ những (còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường)
- Câu 3: thêm từ có (còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường)
Như vậy trong 3 câu có chỗ:
Giống nhau: đều có thông tin sự kiện làm
hạt nhân ý nghĩa.
Khác nhau: câu 1 chỉ có thông tin sự kiện.
Câu 2,3 có thêm thông tin bộc lộ (bày tỏ thái độ, sự đánh giá)
+ Nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu.
+ Phân tích tác dụng:
- Nói dối là tự làm hại chính mình - Tôi gọi đích danh nó ra
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
=> Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là:
+Những từ đó gọi là trợ từ. Vậy trợ từ là gì?
+ Cho HS đọc ghi nhớ.
- Rút ra kết luận : Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu thán từ
+ Cho HS quan sát các từ này, A và
vâng trong hai đoạn trích tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố.
- Này có tác dụnggì?
- A, vâng biểu thị thái độ gì?
- Lưu ý HS là A còn được dùng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng, sung sướng như “A !Mẹ đã
về!”. (có khác nhau về ngữ điệu).
+ Nêu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng phụ: Nhận xét về cách dùng các từ
này, a và vâng bằng cách lựa chọn
những câu trả lời đúng: a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập. b) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập. c) Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu. . d) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu
+ Vậy thán từ là gì? Thán từ làm có quan hệ thành phần như thế nào trong câu ?
*Hoạt động 3:Luyện tập
GV : gọi HS làm bài tập 1 Giải thích ý nghĩa bài 2 ( Thảo luận)
II.Thán từ: