Các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện
trình bày
Nhóm 1: Tìm những hình ảnh , chi tiết
miêu tả cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng và hình ảnh miêu tả bộ dạng hai tên tay sai. Nhận xét về các hình ảnh này .
Nhóm 2: Nêu cảm nghĩ của người đọc
khi đọc đến những dòng này ? Vì sao có được những cảm nghĩ như thế ?
Nhóm 3: Do đâu chị Dậu có được sức
mạnh như thế ? Qua đoạn này ta th ấy chị Dậu là người như thế nào ?
- “van xin tha thiết”
-“liều mạng cự lại” cư lại" bằng lí lẽ
- quyết ra tay đấu lực với chúng.
- HS tìm các từ ngữ thể hiện ngôn ngữ của chị Dậu
+ Ông – cháu à tôi – ông à Mày – bà
+ Ban đầu chị cố khơi gợi từ tâm và lương tri.Tức quá không thể chịu được chị mới liều mạng cự lại.
Nhóm 1:
- Với cai lệ ''lẻo khoẻo'', chị: ''túm lấy
cổ hắn, ấn dúi ra cửa'', hắn đã ''ngã chỏng quèo trên mặt đất'' ! Đến tên
người nhà lí trưởng, ''hai người giằng
co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau'', kết
cục anh chàng ''hầu cận ông lí'' yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị
túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm '' !
- Sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đối lập với hình
ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai
Nhóm 2:
Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị ''làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm''
Nhóm 3:
- Sức mạnh của lòng căm hờn - đó cũng là sức mạnh của lòng yêu
thương.
- Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng vẫn có một
sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng; một thái độ bất
Nhóm 4: Kết thúc cảnh này , anh Dậu
nói: “U nó không được thế ! Người ta đính mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội'' còn chị Dậu lại nói :” Thà ngồi tù để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...” Vì sao có ý kiến khác nhau như thế
khuất.
Nhóm 4: Anh Dậu tuy nói đúng cái
lí, cái sự thật, nhưng chị Dậu không
chấp nhận cái lí vô lí đó : Câu trả lời của chị cho thấy chị không còn chịu cứ phải sống cúi đầu, mặc cho kẻ ác chà đạp. Ở chị có một tình thần phản kháng tiềm tàng mà mãnh liệt.
+ Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức
nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em,
đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao?
Và không phải quá lời nếu nói rằng cảnh ''Tức nước vỡ bờ'' trong đoạn trích đã dự báo cơn bão táp quần chúng nông dân nổi dậy sau này. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã ''xui người nông dân nổi loạn'' quả không sai.
4. Về nhan đề của đoạn trích : Tức
nước vỡ b ờ
+Nhà văn đã cảm nhận được xu thế ''tức nước vỡ bờ'' và sức mạnh to lớn khôn lường của sự ''vỡ bờ'' đó.
+ Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan : ''Cái đoạn chi Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo''.
- Việc tạo dựng tình huống như thế nào ?
- Việc miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật có gì đáng chú ý ?
- Nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại.... đặc sắc như thế nào ?
Chú ý nêu rõ những gì khiến cho đoạn văn được coi là '''tuyệt khéo''.
5.Giá trị nghệ thuật của đoạn trích:
+ Đoạn văn tuyệt khéo:
- Sự dồn nén, “ tức nước''đến ''vỡ bờ'' được Ngô Tất Tố diễn tả tự nhiên, hợp lí.
- Nghệ thuật diễn tả câu chuyện, hành động cũng thật tài tình, sinh động như một màn kịch ngắn.
- Khắc hoạ rất chân thực, sinh động, rõ nét, thể hiện sự diễn biến tâm lí của nhân vật chi Dậu rất hợp lí.
*Hoạt động 3:Tổng kết
+Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích!
+Nội dung đoạn trích phản ánh điều gì?
III/- Tổng kết
Ghi nhớ sgk
*Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò:
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của đoạn trích
- Quan đoạn trích tác giả Ngô Tất Tố phê phán, ca ngợi điều gì ?
- Chuẩn bị bài mới “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”.
Tiết 12: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A.MỤC TIÊU : Giúp Học sinh:
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ để, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết đươợc , các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
B.CHUẨN BỊ:1.Giáo viên: 1.Giáo viên:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. -Bảng phụ, các ví dụ.
2.Học sinh:
-Đọc sách, tìm hiểu bài.
-Xem lại nội dung các bài về văn bản ở chương trình lớp 7.
C.PHƯƠNG PHÁP
- Tìm hiểu ví dụ, nêu- gqvđ - Luyện tập
D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:1.Ổn định lớp: 1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy trình bày bố cục của một văn bản. 2. Cách trình bày phần thân bài?
3.Bài mới:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Vậy cách xây dựng đoạn văn trong văn bản như thế nào, hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm. -GV treo bảng phụ mục 1: cho HS đọc thầm văn bản về Ngô Tất Tố và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
+ Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?
+ Em thường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
+ Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn? -GV chốt ý
I. Thế nào là đoạn văn ?
-Văn bản trên gồm hai ý. Mỗi ý viết một đoạn văn.
- Chữ viết hoa đầu câu thứ nhất lùi đầu dòng. Kết thúc đoạn văn là dấu chấm xuống dòng.
-- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản