Biển đảo với những bản tình ca của người lính

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 50)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Biển đảo với những bản tình ca của người lính

Biển đảo luôn là nguồn cảm hứng dạt dào vừa quen thuộc vừa mới mẻ của văn nghệ sỹ. Nỗi nhớ, niềm thương trong tình yêu đôi lứa là một đề tài không thể thiếu khi các nghệ sỹ đặt bút viết những dòng thơ về biển cả. Đó là tình yêu nồng nàn của những người lính biển ra khơi canh giữ bờ cõi, là tình yêu thủy chung của lứa đôi… Nỗi nhớ đó được các nhà thơ miêu tả một cách đầy hình ảnh.

Trong cảm nhận về biển của người “con” trong Ký tự biển, trong rất nhiều hình ảnh về biển ùa về, hình ảnh em gái nhỏ hiện lên trong nỗi nhớ rất rõ nét, “em” mang hơi thở, đặc trưng đậm đà chất biển:

Em gái làn da biển sáng Ngực cười thách ban mai

(Ký tự biển)

Người lính Trường Sa với mong ước được cùng người mình yêu đi tận cùng biển khơi mà không thể nên nỗi nhớ người yêu da diết khôn nguôi, đêm suy tư trằn trọc nhớ về “em” đang cách xa muôn trùng sóng vỗ để lòng “anh” “gió nổi” trong đêm:

Cứ muốn cầm tay em đi tận cùng biển khơi mà không thể Gió vô hồi gió cuốn anh xa

(Hoa trên Trường Sa)

Cũng viết về biển và nỗi nhớ, gần đây ngô Minh có những dòng thơ cuộn trào tình em với biển :

Em là biển cho lòng anh xoáy sóng ….

Em là biển cho đời anh thèm khát ….

Em là biển nước trời mặn chát Cho anh say như mặn ngả nghiêng

(Em là biển)

Đối với Đỗ Quyên, biển là lời nhắn nhủ người em trong nỗi nhớ nhung vô vọng của sự bất lực đối với tình yêu cách xa ngàn trùng:

Em có thể đợi

miễn đừng níu gọi Đảo nắng, đảo mưa

Những buổi mình hái lá lội rừng

rồi sẽ thành chuyện xưa

(Lòng hải lý)

Trong mạch nguồn viết về biển đảo, Hữu Thỉnh trong Thơ viết ở biển cảm nhận nỗi nhớ xa cách “Trăng cũng lẻ, mặt trời cũng lẻ”, và “em” không phải là “chiều” mà “ nhuộm anh đến tím”, dù người “em” không phải là người quan trọng nhất nhưng khi xa em anh thấy mình cô đơn đến xót xa. Và đối với ông, dù biển anh rộng lớn đến nhường nào mà không có cánh buồm nhỏ em trên đó thì cũng trở nên vắng lặng, có cánh buồm mới thấy biển sinh động và bớt cô đơn.

Em không phải là chiều Mà nhuộm anh đến tím

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến Dù sóng đã làm anh

Nghiêng ngả Vì em …

Tình yêu luôn là cảm hứng bất tận trong sáng tác thơ ca. Mỗi thời kì tình yêu lại có một vị trí, cách thể hiện riêng trong thơ. Trong thời kì đổi mới, tình yêu được nhận thức ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. Thơ tình về những người lính biển là một bộ phận phong phú, giàu có đậm chất lãng mạn trong thơ ca mấy chục năm qua. Nơi biển đảo xã xôi, tình yêu có cái chân chất của người lính; có cái hồn nhiên, dịu dàng mà mãnh liệt; có sự hi sinh riêng tư vì biển đảo quê hương và hơn hết có những ước hẹn thủy chung đón đợi ngày trở về sum họp với người yêu, người vợ nơi quê nhà. Đỗ Quyên đã có những vần thơ tha thiết, chân thành, mộc mạc “hai mặt đường ray chung thủy đời đời”, là “Nếu em nhớ điều gì thì nhớ/ khuyên lên trời nụ hôn vàng/ Nơi dặm dài anh ngưng nghỉ/ hóa hiện mặt trời”. Là sự quất quýt hòa quyện trong nhau, tạo niềm tin vững chắc cho mối tình thơ đẹp:

Nắng theo chúng mình thuở chưa có lửa nên con từ biển sinh thành

Tới gần rồi,

điểm cuối! Đảo mưa trong anh

anh nắng trong em

(Lòng hải lý)

Không những vậy, lời hẹn thề còn được cụ thể hóa trong hình ảnh anh “tiếp tục dựng quán trọ” cho tách cafe mồ côi và thương hoa phải “nụ suốt đời”. Đó là sự thiệt thòi cho tình yêu người lính và những người con gái mòn mỏi chờ đợi qua tháng, qua ngày để mình già đi theo thời gian, năm tháng. Nhưng chính thử thách lại mang đến cho họ niềm tin yêu mãnh liệt “đảo chờ động đất như anh chờ mở cửa từ em”.

Trong thơ Nguyễn Việt Chiến, tình yêu người lính là sự thủy chung son sắt, thương nhớ đầy vơi “sóng thương nhớ quặn lòng trong bão giông” khi “em trở về với đất mẹ thủy chung”:

Em đừng quên phía ấy có Trường Sa Anh ra biển mang tình em lên đảo Biển yêu thương vẫn sâu nặng thiết tha Ngay cả lúc biển cồn lên giông bão (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tổ quốc bên bờ biển cả) Cũng thể hiện tình cảm thủy chung của những người lính biển, song Trần Đăng Khoa lại có cách biểu hiện khác. Cặp nhân vật anh - em luôn bên nhau, hô ứng trong cảm xúc nhớ thương, hòa với biển trời Tổ quốc:

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên.

(Thơ tình lính biển)

Điệp khúc “Biển một bên và em một bên” như một điểm nhấn của cảm xúc bài thơ. Em song hành cũng biển, em cân bằng cùng biển, em lặng lẽ bên biển dạt dào vỗ sóng, để anh - người lính hải quân yên tâm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

Ẩn dụ là phép tu từ trong đó dùng tên gọi sự vật, hiện tượng này để biểu hiện cho sự vật, hiện tượng khác khi mà giữa hai sự vật, hiện tượng đó có những nét tương đồng, dựa trên một cơ chế liên tưởng nào đó. Giá trị chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm, nó được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ và đặc biệt trong các tác phẩm văn học.

Ẩn dụ về tình yêu khi nhắc đến biển là sự ngẫu nhiên, khi ta thường bắt gặp những câu chuyện giữa thuyền - biển, biển - bờ,… đó là những hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa được khắc họa trong thơ. Một trong những bài thơ trước đó đã sử dụng thành công ẩn dụ thuyền - biển là bài Thuyền và biển

của Xuân Quỳnh.

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu…

(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)

Xuân Quỳnh nói đến thuyền mà thực ra không phải là thuyền, viết về biển mà cũng không phải là biển. Hình ảnh của chiếc thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông sóng vỗ qua thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ ta thấy được mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển chính là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn tình đang yêu nhau tha thiết. Đó là một sự so sánh ngầm. Thuyền và biển chính là hình ảnh ẩn dụ của đôi lứa trong tình yêu, xa cách đợi chờ. Kế

thừa và sáng tạo những ẩn dụ mới khi viết về biển, nhiều nhà thơ sau 1986 đã có những thành công rõ nét. Trong thơ Ngô Minh ta bắt nhiều hình ảnh ẩn dụ khác, ông viết:

Từ đóa san hô em lớn lên thành đảo Giữa biển hồn anh sóng gió vẫy vùng Hoa bàng vuông tím màu sắc tím San hô hồng môi xinh

Hay

Em là đảo anh bồng anh bế Anh gọi tên Tiên Nữ, Cô Lin ... Kẻ thù tới sóng anh vung gậy sắt Gĩư đảo em mãi mãi yên bình

(Em là đảo giữa biển hồn anh)

Những hình ảnh “đóa san hô”, “đảo” cho ta thấy được bằng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ lấy những đóa san hô, những hòn đảo nhỏ ví như người em, người yêu của người lính đảo để rồi “em là đảo anh bồng anh bế”. Nhiệm vụ của người lính không những phải bảo vệ chủ quyền biển đảo mà còn phải bảo vệ cho tình yêu của mình. Bởi biển đảo và em chính là động lực là niềm tin tiếp thêm sức mạnh cho người lính nơi đảo xa hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc “giữ đảo em mãi mãi yên bình”. Trong tập thơ Chân sóng

Ngô Minh mang đến cho người đọc một cách nhìn khác về hình ảnh ẩn dụ trong những câu thơ về biển:

Hay em là Nàng Tiên cá Tim làm sống lại hồn thơ?

Hoang mang anh cầu nguyện biển Huyền bí bên bờ sao sa

Nhà thơ ví “em” là nàng “Tiên Cá” để rồi làm sống lại những hồn thơ. Lấy hình ảnh tuyệt đẹp của nàng Tiên Cá để ví “em” người yêu của anh. Xem “em” là nàng tiên miền biển, ví em như hòn đảo để anh yêu thương đùm bọc suốt đời. Đó là tình yêu tha thiết chân thành yêu thương anh dành cho em và cho biển đảo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 50)