Biện pháp ẩn dụ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp ẩn dụ

Trong sáng tạo thơ ca, việc sử dụng biện pháp tu từ luôn đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ thể hiện được nội dung, chủ đề mà còn có vai trò lớn trọng việc tạo dựng giá trị nghệ thuật bền vững cho mỗi tác phẩm, làm cho sức diễn đạt vừa trong sáng vừa súc tích. Theo cách hiểu phổ biến, ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cũng có ở chúng. Nói cách khác ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Thơ viết về biển đảo xuất hiện nhiều ẩn dụ độc đáo. Trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển Nguyễn Việt Chiến đã cho thấy một khả năng liên tưởng đa chiều, và đặc biệt là tìm được những mẫu vật ví hàm ẩn độc đáo:

Nếu Tổ quốc nhìn tư bao thương tích Những đau thương trận mạc đã qua rồi Bao giáng núi còn mang hình góa phụ Vọng phu buồn vẫn vỗ trẻ, ru nôi

Hình tượng nàng Vọng phu đã đi vào thơ ca như một biểu tượng tuyệt đẹp về lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam. Trong thơ Nguyễn Việt Chiến, Vọng Phu được nhà thơ sử dụng để liên tưởng tới những người vợ, người mẹ, người phụ nữ có chồng, con đã hi sinh ngoài biển đảo. Trường liên tưởng đã được mở rộng, mang tinh khái quát cao.

Trong bài thơ Tổ quốc bên bờ biển cả Nguyễn Việt Chiến đã khắc họa hình tượng người lính hải quân ngày đêm bám biển. Đi tuần đêm trên đảo chỉ còn người chiến sỹ với những ngọn sóng xô bờ. Trong tiếng sóng vỗ, là lời thì thầm của biển, là nỗi nhớ về người yêu canh cánh trong lòng. Nguyễn Việt Chiến đã lấy hình ảnh “thủy triều” làm ẩn dụ về hình bóng người con gái ở

phía quê nhà. Những con sóng hiện lên như những người bạn, trò chuyện với người lính, kiểm chứng tình yêu của người lính trong xa cách, đợi chờ:

Đêm tuần đảo chỉ còn anh với sóng Sóng hỏi anh, người ấy ở phương nào Trăng sẽ mọc nối hai đầu xa cách Thủy triều em đang ngập bến trăng sao

Ngô Minh trong tâp thơ Đứa con của cát, đã có một sáng tạo độc đáo, khi ví biển như người yêu của người lính. Tình cảm gắn bó, yêu thương giữa biển và người chiến sĩ đã được biểu đạt bằng cặp ẩn dụ anh - em.

Xa xôi tới biển tìm em

Nỗi xanh thiếu vắng đầy thêm mắt nhìn Thức trong hạt cát lặng thịnh

Mới hay biển cũng đang tìm như tôi Mặn sâu nên hát biển ơi

Mênh mông sao chẳng đủ lời thương nhau ...

(Biển tìm)

Trong bài thơ Sẹo biển in ở tập thơ Đứa con của cát Ngô Minh đã tìm được một ẩn dụ độc đáo “da trinh nữ” để đặc tả sự mìn màng của cát biển quê hương:

Trên bờ cát trắng mịn da trinh nữ anh tôi là vết chém của sóng

anh ngả nghiêng đi như người từ hành tinh khác đến

Ẩn dụ hóa bờ cát, sóng biển với tình anh và em ôm ấp nhau mãi không tách rời. Nó trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của thơ. Ông đã biểu đạt nó bằng lối nói ẩn dụ độc đáo, có tính tạo hình, gợi liên tưởng rộng hơn.

Phạm Hoàng trong Mặt trời ngôi nhà đầy sóng đã ví biển như một ngôi nhà lớn, tụ họp tất cả mọi biến động suốt chiều dài lịch sử, một sự giàu có trù phú không bao giờ vơi cạn từ biển cả đại dương: “trong ngôi nhà tư duy thân thuộc của mình/ ngôi nhà quanh năm ngập tràn tiếng sóng/ đong đầy tiếng sóng/ bí mật chuyển lưu nguồn sáng chân lý kì lạ/ quang hợp sức mạnh rồng tiên/ di truyền bản lĩnh núi non/ hội tụ tấm lòng biển cả/ hào phóng năng lượng tái sinh giống nòi/ cho tôi/ con tôi/ và/ cho n…tôi.”. Ngay tên gọi bài thơ đã là một ẩn dụ. Biển - ngôi nhà đầy sóng, đó là một ẩn dụ độc đáo, chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa.

Có thể nói, ẩn dụ đóng vài trò quan trọng, như một biện pháp nghệ thuật đắc dụng để làm nên những vần thơ sống động và có hồn về biển, đảo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w