Trường ca – trữ tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Trường ca – trữ tình

“Trường ca là tác phẩm có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ và thời trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả. Cho đến nay người ta đã biết nhiều dạng thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca châm biếm,

trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính chất kịch - trữ tình” [22; 376]. Có thể thấy, lịch sử phát triển trường ca đã có nhiều thay đổi. Trong văn học truyền thống, nói đến trường ca là nghĩ đến “tác phẩm thơ có dung lượng lớn thường có cốt truyện tự sự hay trữ tình”, nó có nhiều phân nhánh nhưng chủ đạo là thể loại có cốt truyện lãng mạn với đề tài lịch sử cộng đồng. Dần dần trong trường ca các đề tài cá nhân, triết lý, đạo đức được tăng cường, các yếu tố kịch, trữ tình được khai thác dồi dào. Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của trường ca là thời đại của chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỉ XIX. Sang thế kỉ XX, trường ca phát triển theo hướng trữ tình, đề cao các phương diện tâm lý, triết lý, các xúc cảm tâm linh. Dù là thời hoàng kim hay phân rã thì trường ca, “với tư cách là một thể loại tổng hợp trữ tình - tự sự hoành tráng, cho phép kết hợp những chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm về lịch sử, vẫn chiếm được vị trí nhất định trong thi ca thế giới, là thể loại mà bất cứ nhà thơ nào cũng đều muốn thử sức” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Với những đặc điểm đó, trường ca có thể mạnh riêng khi chuyển tải những vấn đề có nhiều chi tiết, sự kiện, đan cài nhiều cảm xúc, suy tư. Vì thế, viết về biển đảo nhiều nhà thơ đã lựa chọn hình thức trường ca - trữ tình.

Anh Ngọc trong trường ca Điệp khúc vô danh đã có những đoạn thơ tài hoa về biển. Gắn liền hình ảnh cánh buồm nâu như “cái gạch nối mong manh nối biển với đất liền” là Tổ quốc thân thương với những màu đất, cánh én, cánh dơi, với nắng mai và “sóng thân mật vỗ mạn thuyền róc rách”. Hình tượng đất nước và nhân dân chợt trở nên cao rộng huyền ảo trong hải trình của cánh buồm trên biển lớn:

Những cánh buồm đi dưới trăng thanh Đi lặng lẽ trong sương mờ cổ tích Buồm như thể chiếc lưỡi cày lật ngược Vạch ngang trời những luống trăng sao.

Không dừng lại ở đó, không bằng lòng với những gì đã có, đất nước ấy đã, đang và sẽ vươn ra biển lớn với bản lĩnh và ước mơ mang tên Việt Nam. Ra biển lớn là sẵn sàng chấp nhận những thử thách hiểm nguy mới, nghiệt ngã hơn, to lớn hơn ở đất liền, đòi hỏi dân tộc ta phải biết cách ngược chiều cơn gió thổi để đi đúng con đường đã chọn. Trong hành trình thăm thẳm đi về phía mặt trời lên, Tổ quốc đồng nghĩa, đồng hành với tình yêu và khát vọng của ta:

Để mỗi sáng, mỗi chiều như nỗi nhớ Tự chân trời Tổ quốc lại hiện lên.

(Anh Ngọc)

Đỗ Quyên với trường ca Lòng hải lý cũng đã có những thành công trong sáng tạo. Hải lý là đơn vị đo đường biển, lòng hải lý thì đo những gì? Đo tâm thế người đi, ở đây là nhân vật trữ tình từng khốn đốn vì cơm áo, dứt lòng tha hương và từng lênh đênh trên biển với ám ảnh cái chết. Bên cạnh đó là sự thao thức, rung động về sự hi sinh dũng cảm chiến đấu của những người lính hải quân thời bình:

Cái chết rình ta

- thợ săn rình hổ thọt Biết vậy vẫn ra rìa rừng

Ta cất lời ca

hòa nhịp lòng

Ta kinh viện mang trên thi thể quan tài mở nắp

Hay

Nhiều giờ G.

đậm trong tim óc từng thớ thịt giật

Những tấm vé liền da thịt

vượt cổng thành, cửa sông, rào biên

Trong trường ca Tổ quốc – đường chân trời của Nguyễn Trọng Văn, khái niệm Tổ quốc hôm nay không còn bó hẹp trong dải đất liền cong cong hình chữ S và những vùng biển, hòn đảo gần bờ nữa. Đất nước mở ra tận đường chân trời với những địa danh rất cụ thể: Trường Sa, Hoàng Sa. Những vùng biển mênh mông, những hòn đảo đã in dấu chân người Việt hàng trăm năm nay. Với những yêu thương và tin tưởng như thế, Nguyễn Trọng Văn phác hoạ:

Tổ quốc căng như một cánh buồm Thẳng hướng ra khơi

Đất nước ta là chuyến đi dài Mấy ngàn năm không nghỉ.

Đấy là một khái quát đẹp tràn ngập cảm xúc yêu dấu và tự hào đủ cho ta có một hình dung về tâm thế, vị thế của Tổ quốc hôm nay. Thế kỉ XXI là thế kỉ dân tộc tiếp bước ông cha vươn ra biển lớn. Nguyễn Trọng Văn không sa đà vào những hình ảnh to lớn trừu tượng như thế, thay vào đó là một Tổ quốc gần gũi, cụ thể hơn, một Tổ quốc đang đương đầu với nhiều thử thách cam go. Khi bước trên nền san hô đảo, ta sẽ thấy gần hơn:

Hình Tổ quốc tung bay không biết mệt Lồng lộng trời

Lồng lộng gió đại dương.

Tổ quốc hoá thân vào ngọn quốc kì tung bay giữa biển cả, trên đảo Trường Sa. Tổ quốc hoá thân vào những người lính biển:

Những người lính nguyện thân làm “cột mốc” Họ băng qua những ngày biển động

Gạt sương mù đón ánh mai lên Tia nắng mặt trời

Mọc ở trái tim

Mọc ở nơi biết mình đang sống Mặt trời mọc trên từng ngọn sóng Mọc trên từng tấc đảo Trường Sa.

Trong trường ca Biển và tôi Nguyễn Ngọc Phú lại có cái nhìn về biển ở góc độ khác. Ông lấy hình ảnh mẹ và biển để cho người đọc cảm nhận được sự gian nan vất vả của mẹ và những người dân sống vùng biển.

Tôi chỉ là hạt cát nhỏ nhoi Đem ướp cả trời đêm vào biển Cánh buồm chở mộng mơ Thuyền thúng xoay vần mẹ

Rắc muối lên cây mẹ thành có tuổi

Nhặt lá trầu không têm thiếu vắng lấp ngày Nhúm rau thai của tôi không chôn kịp góc vườn Mẹ đã ném cả đầm đìa xuống biển

Mái chèo bắt đầu biết lật khúc “ầu ơi... ”

Trường ca viết về biển, đảo đã ít nhiều có những cách tân. Tính phức hợp của cấu trúc nghệ thuật trường ca thể hiện rõ trong việc sử dụng đa dạng và sáng tạo các thể thơ, các thể loại văn học nghệ thuật. Trong trường ca luôn có sự tồn tại các thể loại thơ như bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, lục bát, kiểu thơ mới, thơ tự do. Trường ca Lòng hải lý của Đỗ Quyên là một ví dụ điển hình:

Bốn chữ:

Em điện thoại về Mặt trời bầm vết Mây kéo chân bàn Gió òa kẽ mắt

Bạn chỉ có đảo này trong địa chỉ Còn bến kia trên bức ảnh nhộn màu Con lộ ấy như vạn ngàn con lộ

Tiếng còi tàu không vượt tiếng còi tàu

Tự do:

Biển sẽ nhắc

sóng vỗ Rừng khóc

từng giọt lá Trời đeo tang

mỗi vòng mây

Đất rung tới ngày vỡ địa cầu mây Tự - do – đi – lại

- nhân quyền ấy thua cả súc vật quyền, này Liên hiệp quốc!

Lục bát:

Anh buồn nghĩ về đảo vắng

Ai người kế mình bạt mưa vượt nắng

Bên cạnh đó, trường ca còn là một phức hợp nghệ thuật về ngôn ngữ, giọng điệu và cấu trúc, kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình. Đó là nét riêng, thế mạnh của trường ca. Thành công của một số trường ca viết về biển đảo thời gian qua trước hết là ở chỗ các nhà thơ đã khai thác thế mạnh nghệ thuật của thể loại. Từ đó, có những cách tân sáng tạo của riêng mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w