Giọng thiết tha, sâu lắng

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Giọng thiết tha, sâu lắng

Thơ viết về biển đảo, bên cạnh niềm kiêu hãnh, tự hào luôn thể hiện một tình cảm thiết tha sâu lắng của nhà thơ. Đó là lẽ tự nhiên, nhất là vào những tháng năm biển đảo quê hương đang phải đối mặt với dã tâm bành trướng của kẻ thù. Tình cảm ấy đã được thể hiện trong giọng điệu thơ. Nhiều bài thơ giàu nhạc tính đã được phổ nhạc, trở thành ca khúc nằm lòng của hàng

triệu con người Việt Nam. Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh, Thơ tình người lính biển của Trần Đăng Khoa,…là những bài thơ như thế.

Chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian, Ngô Minh đã chuyển giai điệu lời ru ngọt ngào vào trong thơ, thể hiện tình cảm thiết tha đối với biển quê hương. Tập Phù sa biển là một ví dụ điển hình.

Dễ gì biển rộng không lời

Vẫn đắm say lòng người vạn thuở … Xin em đừng hát nữa

Mùa trăng tỏ nước trong

(Phù sa biển)

Ngô Minh sinh ra và lớn lên ở làng cát biển Thượng Luật, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ những ngày ấu thơ, cát, biển, mẹ, cha, quê hương, làng xóm…đã ăn sâu trong tình cảm của ông. Ông viết nhiều về biển, và dường như bài thơ nào cũng chứa đựng một tình cảm thiết tha sâu lắng. Ở tập thơ Đứa con của cát chất chữa nhiều tình cảm nhà thơ dành cho biển với vị muối mặn mòi:

Dắt tôi ra đồng muối đang phơi Tôi bảo: Muối kết tinh

Người nhẹ nhàng: Biển đẻ

Những đứa con biết mặn tình đời!

(Một ngày bên biển)

Biển, đảo là quê hương, là nơi có tiếng mẹ ru ngọt ngào từ thưở đang còn nằm nôi. Vì vậy, dù có đi xa, có ở nơi nào, trong trái tim nhà thơ vẫn luôn hướng về biển đảo. Ngày về giỗ cha, ông không quên ra với biển để trải lòng mình: “Ngày dỗ cha con ra với biển/ Nắm cát buồn mắt gió chông chênh

(Ngày dỗ cha). Với ông, biển không chỉ là quê hương, mà còn là tâm hồn, là

thiếu trong cuộc đời nhà thơ cũng như của những con người sinh ra từ biển. Yêu biển, gắn lòng mình với biển thân yêu, Ngô Minh có những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp của biển: “Ra với biển giữa mùa xuân chín/ Chẳng gặp hoa đâu/ Chỉ muôn tay sóng/ Tung lên trời những ngọn phù sa” (Phù sa biển). Cũng như Ngô Minh, Trúc Mai viết nhiều về biển. Dù có khác nhau ở ý tứ, câu chữ, song bài nào cũng thể hiện một tình cảm thiết tha:

Trên bản đồ Trường Sa thật gần

Trường Sa thức giữa biển trời Tổ quốc Em muốn làm cánh hải âu bay ra ngoài ấy Cùng các anh chia nắng gió đêm ngày.

(Thơ gửi Trường Sa)

Biển gắn liền với cuộc sống thường nhật của con người, biển là mái nhà, thôn xóm, biển là lòng mẹ ôm ấp con cả khi còn sống cũng như khi về với đất. Vì thế, những dòng thơ viết về biển luôn ngọt ngào, ân tình như chính tình cảm của con dành cho mẹ những lúc đi xa. Tiếng sóng vỗ như tiếng mẹ ru con mỗi ngày:

Đất nước được đắp bồi Đất và Nước

Đất gieo lúa khoai nuôi lớn những tâm hồn Biển mặn muối nuôi hồng cầu tinh chất Lục địa cho·i xuống thềm từ tiếng mẹ ru con.

(Tổ quốc ba nghìn cây số biển)

Giọng điệu thơ luôn gắn liền với mạch cảm xúc của nhà thơ. Thơ viết về biển với giọng tâm tình mang âm hưởng ngọt ngào của những lời ru. Tình cảm ấy, giọng điệu ấy lắng sâu vào tâm hồn, cảm xúc, tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa mạnh mẽ đến hàng triệu công chúng yêu thơ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w