Ngôn ngữ văn hóa, lịch sử

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 88)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ văn hóa, lịch sử

Hướng về biển, đảo thể hiện tiếng nói chủ quyền về biển, đảo là một trong những cảm hứng nổi bật của thơ viết về biển, đảo. Bởi vậy, lớp ngôn từ văn hóa, lịch sử đã được nhiều nhà thơ sử dụng trong thơ. Trong bài thơ Hào phóng thềm lục địa, một bài thơ hai lần được trao giải nhất, Nguyễn Thanh Mừng đã thể hiện hào khí của một thuở “Nam quốc sơn hà” với những từ ngữ mang tính lịch sử, như: “cột mốc”, “chủ quyền”, “tổ tiên” góp phần tạo nên một thế đứng oai nghiêm và thái độ kiên quyết bảo vệ lãnh hải vốn đã được "tổ tiên" cắm mốc từ bao đời.

Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền Rằng cha ông ta vươn mình ra biển lớn Chểnh mảng nào cũng đắc tội với tổ tiên…

Nguyễn Việt Chiến là nhà thơ viết nhiều về biển. Ông luôn bắt đầu từ lịch sử, từ cội nguồn dân tộc. Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Nguyễn Việt Chiến đã nhắc đến cội nguồn dân tộc, từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ với các con của mình. Đó là sự thành kính, lòng biết ơn với tổ tiên với cội nguồn dân tộc.

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thủa trước Còn thuyền đời con cháu mãi đinh ninh…

Nguyễn Thế Kỷ trong Thao thức Trường Sa lại đưa ta quay về những trăn trở, trách nhiệm của thế hệ hôm nay với lịch sử, với cha ông từng không tiếc máu xương, thẳng tiến Trường Sa, Hoàng Sa, để giữ yên bờ cõi:

Biển dẫu yên mà lòng ta lại động Lắng tin xa những cơn bão chập chờn Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn.

Các nhà thơ đã sử dụng những ngôn ngữ lịch sử để nói lên cội nguồn lịch sử dân tộc từ thuở khai thiên lập địa, và bao lần đánh thắng quân xâm lược để giữa yên biển đảo của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w