Sự kiên cường bất khuất của những người lính biển

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Sự kiên cường bất khuất của những người lính biển

Nơi đảo xa giữa trùng khơi là nơi chồng chất khó khăn gian khổ. Ở đó ngày đêm những người lính đảo phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Họ gửi niềm thương, nối nhớ theo cánh hải âu, theo những con sóng bạc đầu ngày đêm dào lên bờ cát. Viết về biển đảo, sự thiếu thốn gian lao của những người lính biển luôn là điểm gặp gỡ trong sáng tác của các nhà thơ. Là người sinh ra ở một làng quê ven biển, gắn bó với biển, Nguyễn Ngọc Phú thấu hiểu nỗi gian lao của những người giữ biển và những khát khao của những người lính nơi đảo xa. Ông viết:

Ngày ở biển đêm nằm mơ khát nước Anh khỏa bơi trong vằng vặc trăng quê Cọng rau muống ao làng thõng vào kí ức (Bóng mẹ ngồi cạn ngọn đèn khuya...)

(Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển )

Thèm một cọng rau muống luộc, khát ngụp nước ngọt quê nhà là những điều thường trực ở những người lính biển. Nơi đảo xa, giữa trùng khơi sóng tố, cọng rau muống đã là thứ xã xỉ với người lính. Đêm nằm nghe thiếng sóng, họ gửi nỗi nhớ về quê nhà với bao kỹ niệm thân thương. Tất cả đều gần gũi, giản dị và chân thực, tự nhiên, “Ngày ở biển đêm nằm mơ khát nước”. Đó là cách nói đầy ấn tượng, đặc tả được những thiếu thốn khó khăn mà người lính biển phải chịu đựng nơi đảo xa. Cũng cách nhìn ấy, Đỗ Quyên lại có cách diễn đạt riêng:

Những bữa cơm phán ánh thực đơn Đũa bát ghế bàn bạo động

Hay

Những chiếc dường là lô cốt đương nhiên

(Lòng hải lý)

Những cơn khát dày vò vì thiếu nước ngọt là một thực tế phủ phàng nơi đảo xa. Ở đó những người lính biển mong mưa như mong lá thư nhà. Với bài thơ Đợi mưa rơi trên đảo Sinh Tồn, Trần Đăng Khoa đã phần nào cho thấy cuộc sống và ước mơ giải dị của người lính đảo: “Mưa, mưa mau, chúng tôi cần mưa”. Họ mong từng cơn mưa để đá, san hô sẽ nảy cỏ xanh, để những người lính không phải: “Chúng tôi không cạo đầu cho tóc lên như cỏ, rồi khao nhau, bữa tiệc linh đình toàn nước ngọt, rồi trụi trần nhảy choi choi trên cát...”. Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi, là điệp khúc, là điểm nhấn của bài thơ:

Chúng tôi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẩm như gốc cây khô cứng Mắt đăm đăm nhìn về phía nơi ấy Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời.

Lính đảo chờ mưa rơi “Lính đảo hát tình ca trên đảo”, mà sân khấu làm từ đá san hô, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, bởi chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa. Đối mặt với sóng, với gió, với sự trần trụi của biển đảo, với sự chờ đợi từng giọt mưa từ cuối chân trời, Trần Đăng Khoa đã viết nên những vần thơ dí dỏm, cái dí dỏm, hóm hỉnh đậm chất lính đảo. Thật khó để kể hết những khó khăn thiếu thốn ở đảo xa, giữa trùng khơi sóng gió, nơi chỉ có mây trời và biển cả. Những người lính như cây phong ba dầm trong gió cát vì tất cả những gì thiêng liêng của Tổ Quốc:

Các anh đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa.

(Thêm một lần tổ quốc được sinh ra - Nguyễn Việt Chiến) Bên cạnh những thiếu thốn về vật chất, thiếu thốn về tinh thần cũng là sự chịu đựng, hi sinh thầm lặng của những chiến sĩ nới biển đảo. Họ phải xa vợ, xa con, xa gia đình, xa người yêu, xa bạn bè. Có lẽ những nỗi nhớ đã trở thành nỗi xót xa, đau đáu hướng về quê nhà. Nhiều nhà thơ đã khai thác thể hiện thành công hiện thực này. Nguyễn Việt Chiến là một ví dụ. Trong bài thơ

Tổ quốc bên bờ biển cả Nguyễn Việt Chiến viết:

Anh ra biển mang tình em lên đảo Ngày chia tay chỉ có sóng theo cùng.

Sóng thương nhớ quặn lòng tròn giông bão Em trở về với đất mẹ thủy chung.

Có thể thấy, những thiếu thốn, gian lao khắc nghiệt mà những người lính phải chịu đựng, trải qua đã phần nào cho chúng ta hiểu thêm về sự hy sinh âm thầm của họ để bảo vệ biển đảo. Những chính trong gian khổ, thiếu thốn người lính đảo càng ngời sáng vẻ đẹp kiên cường bát khuất, trở thành biểu tượng cho tinh thần ý chí Việt Nam.

“Sông có thể cạn, núi có thể mòn” nhưng tinh thần chiến đấu canh giữ biển trời của người lính không bao giờ phai. Dù phải trải qua bao khó khăn, gian khổ, những người lính biển vẫn ngời lên sự cường bất khuất. Với họ “Chân mỏi gối chồn vẫn vượt lên/ Bám vào đá tai mèo rình giặc” (Biển đông

ơi, trái tim ta). Cuộc sống, chiến đấu của những người lính biển không chỉ có

gian khổ, hi sinh mà còn có niềm vui, tình đồng đội. Tình yêu của người lính thật trong sáng giản di, rằng có đêm anh dắt em đi dạo, gương mặt em dịu

dàng hàng cây cũng xanh tươi. Ngô Minh đã thể hiện tinh tế cảm xúc ngọt ngào, lãng mạn ấy của những người lính biển:

Đêm qua anh thành trẻ lạc Hoang vu miền cát đi tìm Nhớ mong một màu bàng bạc Tai nghe mình gọi tên em

(Đêm cát)

Viết về biển đảo, các nhà thơ không chỉ viết về người lính mà còn viết về những đổi thay của cuộc sống trên đảo. Ở đó có những cây phong ba vươn mình trong bão táp, những tiếng hát hồn nhiên của trẻ nhỏ. Đó là biểu tượng sinh động về sức sống Việt Nam:

Ở Trường sa

Tiếng trẻ bổng trầm theo cô trong lớp Lính đảo lắng nghe

Như hồn nước Gọi mình

(Nghe trẻ hát ở trường sa)

Trong một lần nói chuyện với bộ đội hải quân, Bác Hồ căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta vừa dài vừa đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Từng lời nói giản dị ấy đã thấm vào trong nghĩ suy, tình cảm của những người chiến sĩ hải quân. Với họ, biển đảo là quê hương, là niềm thương nỗi nhớ. Viết về biển đảo, hình tượng người lính biển, vì vậy trở thành hình tượng trung tâm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w