Nguyễn Ngọc Phú

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 41)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Nguyễn Ngọc Phú

Nguyễn Ngọc Phú sinh năm 1959, tại Hà Tĩnh. Ông sáng tác ở hai mảng là thơ viết về biển và thơ viết về thiếu nhi. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện là Tổng biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh (Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh). Ông được nhận giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) về văn học thiếu nhi, Giải nhì cuộc thi Đây biển Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Phú cho rằng, con người trước biển cả, sẽ nhanh chóng gục ngã nếu đơn phương độc mã. Cần phải kết thành một khối đoàn kết, đồng

tâm đồng lòng. Nếu chỉ hời hợt, chỉ hô khẩu hiệu, biển cả sẽ mãi mãi ở ngoài bạn, là điều bạn không thể có được. Với biển, bạn phải thật lòng, thật tâm. Sức mạnh dân tộc cũng được hình thành từ chính tinh thần ấy. Ông sinh ra ở vùng biển Cửa Sót (Hà Tĩnh), nơi giao thoa giữa hai dòng nước, nơi thường xuyên tạo ra những khu vực xoáy chết người. Ông lớn lên trong hơi gió biển. Bữa cơm đậm đà vị muối biển. Đêm không ngủ được, nghe tiếng sóng biển là ông thấy thiếu điều gì đó. Được viết về biển, nói về biển, ông thấy mình như con cá được bơi trong nước. Tác phẩm dự thi Đây biển Việt Nam phần lớn đều không cầu kì câu chữ, không câu nệ hình thức. Ông nói: “Tôi viết về biển trong tâm thế là một người con của vùng biển. Bài thơ Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển được Giải lần này chỉ là một trong rất nhiều bài thơ tôi đã viết về biển”. Thật hiếm có một quốc gia nào có hơn 3000 cây số bờ biển như Việt Nam. Trong huyền thoại xưa 50 con của Âu Cơ - Lạc Long Quân đã theo cha xuống biển. Ý thức của cha ông ta về biển đã hình thành từ rất sớm. Chúng ta có một văn hóa biển từ rất lâu đời. Và đến nay, nó vẫn được phát huy và là sợi dây gắn kết mọi người con dân nước Việt. Viết về biển đảo, các nhà thơ đều mang trong mình cái đau đáu khi nghĩ đến biển đảo, về những người lính canh giữ biển trời. Còn có một Biển khác trên đất liền - biển của người phụ nữ, cũng gian truân và nhiều bão tố. Đó là hậu phương của những người lính.

Biển và tất cả những gì gắn với nó dường như đã có tự lúc nào, ngấm vào trong vô thức, trong bản năng để rồi mang hình hài, số phận, mang chở những trực cảm, trải nghiệm về cuộc đời, thân phận con người và những đuổi bắt tâm linh sâu thẳm:

Cánh võng đầu tiên ru tôi

Là mảnh lưới cha tôi cắt ra từ đám lưới còn đầy vẩy cá Trong giấc mở tôi không có tiếng côn trùng

Tiếng cá quẩy khuấy vào tôi trăm sóng.

Thơ Nguyễn Ngọc Phú từ suy tư, cảm xúc cho đến hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu vẫn là thực tại ở tầng nghĩa thứ nhất. Những cảm xúc, suy ngẫm về cuộc đời, về thiên nhiên, con người dù có sâu sắc, thấm thía đến đâu vẫn được chuyển tải bằng lối diễn đạt trực tiếp.

Thơ Nguyễn Ngọc Phú đã có sự xuất hiện sự cách tân, dù chưa thật nổi bật. Đọc thơ Nguyễn Ngọc Phú trong tính hệ thống, liên văn bản có thể nhận ra điều đó. Phải khẳng định rằng nếu thiếu đi các đời sống cụ thể và phong phú về đề tài chủ đề, thơ Nguyễn Ngọc Phú lại giàu có đời sống tâm trạng, trong đó có cảm giác, nỗi niềm, thân phận, tâm linh mà nhà thơ đã cho người đọc được trải nghiệm, được ý thức về sự tồn tại rất thực, rất có ý nghĩa của chúng, thơ viết về biển của Nguyễn Ngọc Phú đã thực sự tạo được sự mới lạ, đầy sức thuyết phục.

Chương 2

CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO TỪ 1986 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w