Giọng kiêu hãnh, trầm hùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Giọng kiêu hãnh, trầm hùng

Đất nước Việt Nam hình chữ S tựa lưng vào núi, ôm lấy biển Đông để hóa rồng. Biển kỳ vĩ, thơ mộng, ngàn năm song vỗ ru bờ. Lớp lớp con người đã kiên trung bám biển, nhận về từ biển sự hào phóng của đại dương. Từ ngàn xưa biển đã đi vào thơ ca và trở thành một biểu tượng đẹp về chủ quyền và sức sống Việt Nam. Viết về biển, Nguyễn Trãi đã thể hiện tình cảm niềm tự hào kiêu hãnh bằng những vần thơ tràn đầy hào khí:

Biển lùa gió bấc thổi băng băng Nhẹ kéo buồm thơ vượt bạch đằng Ngạc chặt, kìm băm non lởm chởm Giáo chìm gươm gẫy bãi giăng giăng

(Bạch đằng hải khẩu)

Kế thừa cảm hứng ấy, các nhà thơ đương đại đã mang đến cho thơ về biển một sức sống mới của thời đại bằng một âm hưởng hào hùng. Điều này đặc biệt thấy rõ trong thơ Nguyễn Việt Chiến:

Đây dấu tích những người đi mở nước Hồn ngư dân trên đảo nổi, đảo chìm

Đá chủ quyền đặt tên ngàn năm trước Máu san hô còn đọng một lời nguyền

(Tổ quốc bên bờ biển cả)

Và:

Hịch tướng sỹ còn vang trên sóng bể Suốt ngàn năm không cúi đầu nô lệ Chim lạc bay trên khát vọng trống đồng

(Tổ quốc bên bờ biển cả)

Có cùng âm hưởng, giọng điệu ấy là trường ca Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển của Nguyễn Ngọc Phú. Sinh ra ở một làng quê ven biển, Nguyễn Ngọc Phú sớm cảm nhận được sự hùng vĩ của biển và cái tình đằm thắm giữa con người với biển. Ông viết:

Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Vang tiếng sơn ca hót với thuyền chài Người giữ đảo biển viền quanh cổ áo Dưới lớp sóng bạc đầu đảo có chìm đâu

(Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển)

Thơ không chỉ đánh thức tình cảm ở con người, mà còn khơi sâu niềm tự hào về biển đảo của Tổ quốc. Giọng kiêu hãnh, trầm hùng được bắt nguồn từ tình yêu, ý thức công dân của mỗi nhà thơ đối với đất nước. Ở đó không chỉ có hiện tại mà còn có cả quá khư ngàn năm vọng về trong hồn thiêng sống núi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w