Trùng điệp lời thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Trùng điệp lời thơ

Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ là giàu nhạc tính. Nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó nhịp điệu được xem là yếu tố cơ bản. Maiacovxki từng khẳng định: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ”. Theo Hà Minh Đức: “Nhịp điệu là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó ở trong thơ”. Cùng với nhịp điệu, trùng điệp lời thơ góp phần tạo nên tính nhạc, mang đến hiệu ững thẩm mỹ cho bài thơ. Về cơ bản, trùng điệp là biện pháp lặp lại. Có nhiều kiểu trùng điệp trong thơ. Giản đơn nhất là trùng “âm” do gieo “vần” tạo ra. Kế đó “điệp từ, điệp ngữ” là biện pháp dễ nhìn thấy trong thơ. Bên cạnh đó, còn các yếu tố trùng điệp khác, như: hình ảnh, câu, đoạn, ý. Mỗi trùng điệp đều tạo nên điểm nhấn cho bài thơ. Đây là hình thức được nhiều nhà thơ sử dụng khi viết về biển đảo.

Trịnh Công Lộc trong bài thơ Mộ Gió đã sử dụng nghệ thuật trùng điệp lời thơ để tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ về sự hi sinh thầm lặng của những

người lính, người dân vùng biển đảo. Ở đó có những ngôi mộ không có thi hài, chỉ có hình nhân được tạo nên từ đất sét:

…Mộ gió đây, đất thành xướng cốt. Cứ gọi lên là rõ hình hài Mộ gió đây,

... .

Mộ gió đây, ...

Mộ gió đây,

Điệp ngữ “mộ gió” xuất hiện nhiều trong bài thơ, trở thành một ám ảnh nghệ thuật có sưc khơi gợi mạnh mẽ về sự gắn bó giữa con người và biển, đảo. Mỗi lần dâng hương trước mộ gió “cứ gọi lên là rõ hình hài”. Đất và người bền chặt bên nhau. Những người hi sinh vì sự bình yên của biển, đảo sẽ trở nên bất tử với những ngôi “mộ gió”. Da thịt, xương cốt của những chiến binh hoá thân vào trời, vào đất mẹ thiêng liêng “mịn màng” như hạt cát “dìu dặt bên trời”. Tình thơ trĩu nặng, da diết, mênh mang:

Mộ gió đây,

cát vun thành da thịt Mịn màng đi,

dìu dặt bên trời.

Nếu khổ thơ thứ hai ngợi ca sự bất tử thì khổ thơ thứ ba, nhà thơ nâng mình lên để hiểu khát vọng của người lính giữ biển đảo. Trịnh Công Lộc đồng nhất “gió” với tình yêu và khát vọng của người lính. Sự đồng nhất này là hợp lý bởi vì, mộ gió nằm ở bãi cát ven biển, gió như từ nơi đây đêm ngày dào dạt thổi. Gió cũng như khát vọng, tình yêu, tuy không nhìn thấy cụ thể bằng mắt nhưng có thể cảm nhận bằng tâm linh. Nó chơi vơi dặt dìu giữa

không gian trời đất. “Gió là tay ôm ấp bến bờ xa”. Khát vọng của người lính được hình tượng hoá bằng hành động nồng nàn yêu thương, cánh tay “ôm ấp bến bờ xa”. Tình cảm yêu thương và cảm giác “nhói buốt Hoàng Sa” là hai mặt thống nhất của tình yêu lớn đối với biển đảo, gợi nỗi đau nhức nhối của hiện tình Hoàng Sa hôm nay. Ý thơ lay động mạnh mẽ tình cảm của chúng ta với Hoàng Sa “chạm vào nhói buốt Hoàng Sa”.

Trong những bài thơ viết về biển, đảo quê hương, Ngô Minh cũng sử dụng nhiều trùng điệp với nhiều cấp độ khác nhau, như: điệp từ, điệp câu. Bài thơ Truyền thuyết làng chân sóng là một ví dụ:

Kể trong cánh tay chằng dây chống bão Kể trong ngọn đèn dầu cá

Kể trong cái đói tháng ba

Kể trong cánh tay cầm mác nào cầm súng Kể dưới giọt tranh soi cát hiên nhà

Kể trên đỉnh Đâu Mâu, Yên Ngựa Kể với Hoàng Sa kể với Trường Sa.

(Truyền thuyết làng Chân Sóng)

Nghệ thuật trùng điệp trong thơ Ngô Minh không chỉ đơn thuần là sự lặp lại một cấu trúc ngữ pháp, lặp lại một từ, một ngữ để nhấn mạnh ý, mà còn mang ý nghĩa như những nốt trầm xao xuyến, có khi trở thành nỗi ám ảnh trong hành trình thơ của ông. Nghệ thuật trùng điệp tạo được âm vang mạnh mẽ, thể hiện nét riêng trong nghệ thuật tổ chức lời thơ, tạo nên tính nhạc và nhấn mạnh cảm xúc tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình. Hai từ “lặng lẽ” trong khổ thơ sau là một ví dụ về hiệu ứng thẩm mỹ của trùng điệp lời thơ:

Lặng lẽ ấy cây buồm lặng lẽ khơi Trút áo thiên thu lặng lẽ ngồi Cát phơi lặng lẽ mùi da thịt

Em chín bao giờ lặng lẽ rơi.

(Lặng lẽ Nha Trang)

Cũng như thế là bài thơ Phía nắng lên. Bài thơ được đánh giá cao ở nghệ thuật tổ chức lời thơ, mà rõ nhất là biện pháp trùng điệp. Trong bài thơ, câu mở đầu được lặp đi lặp lại qua từng đoạn, tạo nên âm hưởng tha thiết như một khúc ca về quê hương.

Người ơi ở phía nắng lên

Gió vẫn cồn cát mấy phen chuyển dời Người ơi ở phía nắng lên

Mạ thức trông mõ sáng đêm xa gần Người ơi ở phía nắng lên

Khoai ngày tháng tám cả đêm tháng mười.

(Phía nắng lên)

Hình thức trùng điệp trong thơ Ngô Minh hết sức phong phú. Trong một bài thơ ông cùng lúc sử dụng nhiều hình thức điệp, như: điệp từ, điệp cụm từ. Bài thơ Uống với mũi Cà mau là một ví dụ:

Ngả nghiêng đước Ngả nghiêng mắm Ngả nghiêng sóng Ngả nghiêng em.

(Uống với mũi Cà Mau)

Lối trùng điệp góp phần làm nổi bật tâm trạng đầy men say tình yêu về một đất mũi Cà Mau - nơi cuối cùng trên bản đồ Tổ quốc. Nhà thơ muốn sống và yêu hết mình với cuộc đời, với con người và biển cả. Có thể thấy, nghệ thuật trùng điệp đã được các nhà thơ sử dụng một cách nhuần nhuyễn, góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của thơ viết về biển đảo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w