6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ đời thường, giản dị
Viết về biển, đảo gần ba mươi năm qua có nhiều tác giả với hàng nghìn bài thơ, với nhiều giọng điệu, ngôn ngữ khác nhau. Bên cạnh lớp mang tính lịch sử trang trọng, thiêng liêng là ngôn ngữ đời thường, giản dị. Nói đến thành công trong sử dụng ngôn ngữ giản dị ,đời thường viết về biển đảo, không thể không nhắc đến Đinh Văn Hồng. Thơ Đinh Văn Hồng dung dị, không quá chú trọng ngôn ngữ, câu chữ. Ông viết với tấm lòng và trái tim
người lính. Có thể thấy rõ điều này qua một số bài thơ, như: Bật khóc, Mơ một lần ra biển, Gửi lòng ra đảo:
Biển và người nức nở một nỗi đau Ngày hôm nay và cho cả mai sau Hoàng Sa, Trường Sa đỏ máu…
(Bật khóc)
Hay:
Phía đất liền những ngon nến lung linh Thà ra biển gọi hồn thiêng đất nước Dẫu biết rằng khó khăn còn phía trước Khát cháy lòng một chuyến đến Hoàng Sa (Mơ một lần ra biển)
Lòng yêu thương người lính giữ đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước, đã được ông thể hiện bằng một ngôn ngữ giản dị, gần gũi với ngôn ngữ đời thường:
Những quần đảo nằm trong lòng đất mẹ Gửi cho em…người lính đảo tôi thương Gửi cho em lòng khát khao cháy bỏng Gửi một tình yêu sông núi vẹn toàn
(Gửi lòng ra đảo)
Thơ Đinh Văn Hồng chính là lời trân tình, nỗi niềm sẽ chia về tình yêu biển đảo, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Những người lính bảo vệ biển đảo, nhà giàn…đã vượt qua bao nguy hiểm, khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió để giữ bình yên cho Tổ quốc. Ngôn ngữ thơ bình dị, đời thường cũng chính là ngôn ngữ mà những người lính đảo gửi găm tình yêu, lòng quyết tâm son sắt bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Ngôn ngữ thơ Ngô Minh gần với ngôn ngữ đời thường. Mộc mạc, giản dị. Thơ ông luôn hướng về biển đảo, gắn với quê hương. Ngôn ngữ thơ Ngô
Minh mang đậm phong cách ngôn ngữ nói, ngôn ngữ giao tiếp vùng miền biển Quảng Bình, như: "mạ", "vối biển níu trời", "chiều mô,"oi chiều", chiều ni", "mốt mai", "chừ ở mô", "níu vai",... Nhờ đó, thơ ông mang đậm chất văn hóa vùng miền, gần gũi với đời thường.
Mười bốn năm mạ thành gió cát Vườn xưa trắng xóa nắng rơi Chỉ còn cây dừa độc thân sót lại Gầy guộc dang tay vói biển níu trời
(Cây dừa vườn mạ)
Hay; “Chiều mô/ mắt hát đong đưa…./ Chiều ni/ áo đỏ như mời”
(Chiều cát). Hay:
Nhớ mạ mỗi sáng mặt trời Thơm như miếng trầu đỏ thắm ...
Nhớ mạ con ra với biển Chân trời sóng đánh xác xơ
(Nhớ mạ)
Không khó để nhận ra dấu ấn vùng miền qua những từ như: “mô”, “ni”, “mạ”. Đó là những khẩu ngữ phổ biến ở Quảng Bình gió lào, cát trắng.
Bằng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần với đời thường các nhà thơ viết về biển, đảo đã đưa thơ đến gần hơn với người đọc, nhất là những người lính đang ngày đêm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Với họ cuộc sống luôn giản dị, không cần trang sức. Bởi thế, thơ viết về họ, về biển đảo cũng không cần đến thứ ngôn ngữ bóng bảy, xa lạ.