Sử dụng ngôn ngữ mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.4.Sử dụng ngôn ngữ mang tính biểu tượng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tượng là khái niệm dùng để chỉ một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác và cho con người hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu, sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa với con người và cuộc đời” [22; 24]. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật” [22; 24]. Như vậy, hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản, biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, mang hàm nghĩa rộng lớn hơn chính bản thân nó, đưa đến những cảm nhận mới mẻ cho độc giả cũng như trường liên tưởng cho thơ. Khảo sát thơ viết về biển, đảo, chúng tôi nhận thấy có một số biểu tượng xuất hiện với tần số cao, như: mẹ, ngôi mộ, biển, cát.

Trong văn hóa Việt Nam, mẹ là một hình ảnh gần gũi, quen thuộc nhưng cũng rất đổi thiêng liêng. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, xưa cũng như nay, trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ Quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc này, con người của đất nước này. Chính vì thế, một lẽ tự nhiên mẹ đã trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn. Mẹ đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, là hiện thân của bao gian truân vất vả, thiếu thốn, là sự hi sinh âm thầm lặng lẽ. Trong thơ Ngô Minh ta bắt gặp một hình tượng người mẹ vừa gần gũi, vừa lớn lao, cao cả: “Đôi dép mẹ là manh ván hẹp/ Từ sạp thuyền đi biển của cha/ Bước đi lên nửa bước lùi về/ Đã bao

đỉnh cát cao mẹ vượt/ Những hột nắng lăn vào mắt xót/ Mẹ đi kiếm gạo nuôi

tôi” (Đứa con của cát). Mẹ là biểu tượng của tình yêu thương. Nhìn đứa con

vô tư hồn nhiên khi không có tiền mua áo mới, lòng người mẹ xót xa:

Tết xưa ta thường theo mạ Chợ huyện xúm xính áo quần Trượt chân vô hàng nồi đất Ta cười, mắt mạ rưng rưng

(Tết xưa)

Mẹ còn là biểu tượng của cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn, nơi những đứa con sinh thành, khôn lơn: “Bạn ơi, nơi ấy tôi sinh/ Nơi ấy mẹ bọc tôi trong vạt áo đẫm mồ hôi và dính đầy bụi cát” (Đứa con của cát). Không những vậy, mẹ còn là hiện thân của sức mạnh vô hình, là niềm tin và ý chí cho con vượt qua ngàn khó khăn, thử thách:

Mẹ ơi, mẹ ơi

Nghe tim đập ai ngờ

Tay bỗng chạm tia mặt trời le lói Con dao bổ cau têm trều ngày ấy Mẹ trao anh

Vụt cháy lên trong bàn tay dồn sức Chàng vạch tung vách bão ra ngoài

(Truyền thuyết làng chân sóng)

Mẹ còn là biểu tượng tình mẫu tử, là mạch nguồn sinh dưỡng, là chốn bình yên, là nơi nương náu cho con trở về sau những tháng ngày rong ruỗi nơi phương trời xa lạ: “Mẹ ơi!/ Mẹ là biển của con/ Con là mặt trời riêng của mẹ/

Dẫu sau bốn phương trời xa lạ/ Vẫn về ngủ ngon trong biển mặn mồ hôi

(Mẹ là biển). Mẹ là vẻ đẹp và niềm kiêu hãnh của người phụ nữ Việt Nam

trở ngại để vươn đến các giá trị vĩnh cửu và thiêng liêng: “Giọt mồ hôi thấm mặn những đêm sâu/ Mẹ cùng xóm làng trồng rừng chống cát/ Mẹ cùng xóm làng đào hầm chống giặc/ Bếp lửa mẹ nhen thành ngọn hải đăng” (Đứa con

của cát). Mẹ còn là biểu tượng thiêng liêng, là nơi gắn kết mọi nỗi niềm mà

khi ra đi ai cũng nhớ về: “Nhớ mạ mỗi sớm mặt trời/ thơm như miếng trầu khô đỏ thắm/ con về tìm dấu cát xưa/ gốc dừa mạ ngồi têm nắng” (Nhớ mạ). Mẹ còn là hiện thân của lòng vị tha cao cả, nhân hậu, thủy chung, là sự biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam: “Con về với làng biển Thượng Luật/ trắng khô nước mắt bao đời/ nuôi con thờ chồng oan khuất/ mạ mót khoai hà cát phơi” (Nhớ mạ).

Bên cạnh biểu tượng mẹ, trong thơ viết về biển đảo xuất hiện biểu tượng “ngôi mộ” với một tần số khá cao. Hình ảnh “ngôi mộ” gợi cho ta nghĩ ngay đến cái chết, sự mất mát, vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng. Trong thơ Ngô Minh, hình ảnh ngôi mộ xuất hiện nhiều trong hàng loạt bài thơ, như:

Mộ biển, Bên mộ mạ, Khuya bên mộ ba, Thức với làng biển Thượng Luật, Tìm mua đất mộ,… Đó không còn là những hình ảnh tả thực, mà đã mang một ý nghĩa biểu tượng: “Mộ cả làng tôi bên biển/ Biển cũng là ngôi mộ lớn, làng ơi. Những con người sống với biển, sẵn sàng hi sinh vì sự bình yên của biển luôn được biển ôm ấp vỗ về. Khi trở về với cát bụi, họ nhận được từ biển vòng hoa tưởng niệm là những “vành sóng trắng” hằng đêm vẫn vỗ “nhói con tim”:

Cậu Toán và bao dân quân Vĩnh Thái, Vĩnh Quang bên ngoại ta tải súng tải gạo tải nước cho Cồn Cỏ, giặc chết không tìm thấy xác.

Bao chiến sĩ tàu không số tự châm bắn mìn nổ tàu giữa khơi xa, xác biến thành sóng thành mây

Những người lính Hoàng sa, Trường Sa bị giặc giết mấy chục năm nay không mộ…

Với Trịnh Công Lộc, hình ảnh “mộ” biểu tượng cho sự hi sinh của các chiến binh giữ đảo. Thân xác họ đã hòa vào biển cả, chỉ còn lại những ngôi mộ gió với những hình nhân được nặn lên từ đất sét của quê hương: “Mộ gió đây, giăng từng hàng, từng lớp/ Vẫn hùng binh giữa biển - đảo xa khơi/ Là mộ gió, gió thổi hoài, thổi mãi/ Thổi bùng lên những ngọn sóng ngang trời

(Mộ gió). Hình ảnh “mộ” trong thơ ông còn gợi lên những gì gần gũi, thân

thương nơi: “Mạ nằm đây biển nằm kia/ mạ là nấm cát biển khuya đắp bồi/ con như đứa trẻ mót lời/ về nâng biển đắng như đời mẹ xưa” (Bên mộ mạ). Đó còn là sự uất hận, hờn căm trước tội ác kẻ thù đã cướp đi sự sống của người cha thân yêu bằng mười hai phát đạn để cho “biển đỏ ngầu máu dựng”, và “ba mang uất hận xuống mồ/ các con mang vết đạn ngực ba/ đi tìm giặc đến ngày bạc tóc” để rồi “Tháng bảy ngôi rằm mộ giới/ nỗi đau đâu dễ khỏa bằng/ con lại về chân dò lối cát/ nước mắt mồ côi và biển đồng hành”

(Khuya bên mộ ba).

Hệ thống hình ảnh trong thơ ngoài ý nghĩa tạo hình còn mang ý nghĩa biểu hiện. Nhà thơ dùng hình ảnh để miêu tả bức tranh đời sống và bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ của mình trước đời sống hiện thực. Qua hệ thống hình ảnh, nhà thơ bộc lộ cách cảm, cách nghĩ của mình hay nói cách khác là bộc lộ kiểu tư duy nghệ thuật của mình. Tìm về với biển như tìm về với cội nguồn, tìm về nơi tâm linh, về với vũ trụ bao la để thỏa sức tung biến ngòi bút. Viết về biển, Ngô Minh thể hiện một tình cảm thân mật, gần gũi không cao sang, cầu kì hay xa lạ với con người: “Mình về với biển mình ơi/ tay bồng là sóng môi cười là trăng…mình về với biển mình xưa/ Hòn Chồng, Hòn Vợ tìm chưa gặp người” (Tự khúc). Biển còn là tiếng vẫy gọi mỗi lúc đi xa: “Đôi mắt buồn dẫu khép vào lòng cát/ Biển vẫn nhắc con lối đi về” (Thơ khắc trên bia mộ mạ). Biển còn là nhân chứng sống, chứng kiến mọi thăng trầm của lịch sử đất nước, là thấu kính soi rõ mọi chuyển biến của con người: “hai lăm tuổi biển/ khát vần tìm gieo/ em là/ đau

khổ buông neo/ bốn mươi tuổi biển/ gầy theo bóng thuyền” (Vần cũ). Nói đến biển, bên sự cạnh sự bình yên trầm lặng, trữ tình là cả sự dữ dội của vũ trụ: “bão biển/ gió giật tung những mảnh vải buồm”. Cái vô hồi vô hạn của biển là một xúc tác nhạy, luôn thức dậy ở thi nhân những tầng triết lý nhân sinh: “Biển có lặng yên đâu/ muôn con sóng day dứt niềm trăn trở…biển không biết giã từ/ hạt máu vỡ đầu môi gặp biển” (Truyền thuyết làng chân sóng). Hay: “dắt tôi ra đồng muối đang phơi/ tôi bảo: Muối kết tinh/ Người nhẹ nhàng: - Biển đẻ/ những đứa con biết mặn tình đời” (Một ngày trên biển Vĩnh Quang).

Có thể nói, với Ngô Minh, cảm hứng về biển là cảm hứng vũ trụ nhưng đồng thời là cảm hứng cuộc đời. Nhà thơ viết về biển cũng là viết về sự sống, về đất nước, quê hương, về con người trong cõi trần gian, về những triết lí, những chứng tích qua thời gian. Về với biển nhà thơ được nghe tiếng nói, lời ca, hơi thở của biển và sự sống dạt dào, về với biển cũng đồng thời về với nguồn cội, với tổ tiên, đồng loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với biển, cát là một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của người dân vùng biển. Trong thơ Ngô Minh hình ảnh cát biển xuất hiện trong nhiều bài thơ, như: Đứa con của cát, Vần cũ, Nhớ mạ, Đêm cát, Truyền thuyết làng chân sóng, Nhớ cát, sẹo biển, Mộ biển, Khuya bên mộ ba, Gặp đảo ở Cửa tùng, Mưa Diên Sanh, Miên man trong ngày đi tảo mộ bên ngoại, Với người dân vùng biển, như một lẽ tự nhiên, cát là nơi chứng kiến phút chào đời của những đứa trẻ: “Bạn ơi nơi ấy tôi sinh/ nơi ấy mạ bọc tôi trong vạt áo đẫm mồ hôi và dính đầy bụi cát” (Đứa con của cát). Cát còn là biểu tượng cho sự thiếu thốn, khô cằn “gió đuổi nhau tiếng hú lạnh lùng” để nơi đó “Mạ nuôi tôi bằng hai bàn tay/ suốt một đời bới vào cát ấy/ bàn tay mạ cát dăm thành vảy/ lớp móng mòn lớp lại thay/ mạ đào cát trồng khoai/ mạ đào cát lần tìm nước ngọt/ những củ khoai mặc áo hồng sen/ bột vàng thơm vị mật/ thành bài ca của cát/ mạ ru con ấm những chiều đông. Cát như cuốn

nhật kí ghi lại những năm tháng con người trưởng thành: “Kể rằng/ cát mài vào cát…sưởi ngày sơ sinh…ban mai ơi mắt dần khép mở/ cô gái/ chàng trai/ nghe cát gọi tên…tất cả/ reo mừng/ sinh tụ/ những hạt cát đầu tiên. Cát còn biểu tượng cho sự mong manh, nhỏ bé trước vũ trụ của kiếp người: “chàng trai như hạt phù sa/ mang sắc dòng sông xa…sóng giật đi manh ván cuối cùng/ chàng trai như hạt cát” (Truyền thuyết làng chân sóng). Có thể nói, hình ảnh cát trong thơ Ngô Minh vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng với nhiều tầng nghĩa. Ông đã thổi hồn vào trong cát, cho nó mang hơi thở và linh hồn của con người, biết cảm nhận những gì là thiêng liêng, cao quý.

Biểu tượng trong thơ vừa thực hiện sứ mệnh là thi liệu tham gia vào kiến tạo nội dung - là hiện thân của ý nghĩa tác phẩm, là những viên gạch dựng xây nên hình thức của tác phẩm, con đường dẫn đến ý nghĩa thẳm sâu của tác phẩm văn học - tồn tại như một thủ pháp nghệ thuật. Đồng thời, nó còn thể hiện được tài năng, cá tính sáng tạo của nhà thơ. Sáng tạo thành công một số biểu tượng, các nhà thơ viết về biển, đảo đã cho thấy một tình yêu, sự trải nghiệm sâu sắc về biển, đảo. Nhờ đó, có không ít bài thơ đã vượt qua sự sàng lọc của thời gian, neo đậu được trong ký ức tâm hồn người đọc. Tên tuổi của những nhà thơ như Ngô Minh, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Ngọc Phú… đã gắn liền với thơ về biển đảo.

KẾT LUẬN

1. Là một quốc gia ven biển, với hơn ba nghìn đảo, từ rất sớm biển, đảo đã đi vào văn học Việt Nam như một lẽ tự nhiên. Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ đã thể hiện một ý thức chủ quyền về biển, đảo của người Việt. Hàng ngàn năm qua, lúc bình yên, lúc sóng cồn bão tố, biển, đảo luôn có mặt trong thơ ca, góp phần nuôi dưỡng tình yêu Tổ quốc trong mỗi con người Việt Nam. Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, non sông liền một dải, song ngoài biển khơi xa, máu của những người lính, những ngư dân vẫn đổ. Biển, đảo dường như không có năm tháng bình yên. Viết về biển, đảo, vì vậy là ý thức nghệ thuật, sự thể hiện tình cảm thiêng liêng của mỗi nhà thơ. Điều này lý giải vì sao, đề tài biển đảo lại thu hút sự sáng tạo của đông đảo nhà thơ đến vậy. Bên những nhà thơ đã thành danh, như Ngô Minh, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa... là một loạt tên tuổi được biết đến qua những tập thơ, bài thơ về biển đảo, như: Đỗ Quyên, Trịnh Công Lộc, Nguyễn Ngọc Phú, Nguyễn Thế Kỷ… Thơ họ có thể chưa có nhiều tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật, song luôn chất chứa một tình cảm nồng nàn, một ý thức công dân sâu sắc về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

2. Gần ba mươi năm trôi qua kể từ ngày đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới (1986), thơ viết về biển đảo đã có một chặng đường phát triển với nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đó là sự phong phú về chủ đề, giọng điệu, sự đa dạng trong lối thể hiện, từ thể thơ cho đến ngôn từ... Không ít bài thơ đã cho thấy sự tìm tòi, sáng tạo, ý thức nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ. Ký tự biển của Ngô Minh, Lòng hải lý của Đỗ Quyên, Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển của Nguyễn Ngọc Phú, Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến... là những bài thơ như thế. Cách nhìn, lối viết có khác nhau, song các nhà thơ khi viết về biển, đảo đều gặp nhau ở sự sâu sắc, chân thành trong cảm xúc. Nhờ đó, hình

tượng biển đảo của Tổ quốc đã trở thành những biểu tượng thiêng liêng có sức ám gợi mạnh mẽ trong ký ức tâm hồn người đọc.

3. Biển, đảo luôn gợi cho con người những tình cảm thiêng liêng. Nghĩ về biển, đảo là nghĩ về Tổ quốc, về mẹ, về người vợ, người yêu, những gì gần gũi, thiêng liêng với mỗi con người. Những tên gọi Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma, Sinh Tồn, Nam Yết... đã trở thành một phần máu thịt của mỗi con người Việt Nam. Các nhà thơ mà tiêu biểu là Ngô Minh, Trịnh Công Lộc... đã thể hiện thành công cảm xúc ấy. Họ viết giản dị, tự nhiên với một ngôn ngữ mộc mạc, gần với ngôn ngữ đời thường. Từ ngàn xưa biển, đảo đã gắn liền với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, sự cần cù, lam lũ của con người Việt Nam. Ngày nay trong gian lao, thử thách, phẩm chất ấy lại sáng ngời hơn bao giờ hết. Viết về biển đảo, hình tượng trung tâm trong thơ từ 1986 đến nay là hình tượng người lính, người ngư dân bám biển. Họ sinh ra với biển, sống chết gắn liền với biển, đảo. Những bãi cát mênh mông, những con sóng bạc đầu ngày đêm thức cùng người lính. Hình tượng “mộ gió” được nói đến nhiều trong thơ là một biểu tượng sinh động cho sự gắn bó thiêng liêng ấy. Có thể xem, đó là “đặc sản” của thơ viết về biển đảo.

4. Viết về biển, đảo nhiều nhà thơ đã hướng cảm xúc của mình trở về với ngọn nguồn dân tộc. Họ tìm thấy ở đó những ý nghĩa thiêng liêng của biển đảo, gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc bốn ngàn năm. Màu sắc suy tưởng, những chiệm nghiệm suy tư của nhà thơ là khá rõ nét, mang đến chiều

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 94)