Thơ văn xuôi

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Thơ văn xuôi

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ (cũng gọi là câu thơ) làm đơn vị nhịp điệu không có vần. Câu thơ của văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi, bất ngờ, chất triết lý thâm thúy thơ mộng” [22; 319]. Thơ văn xuôi là một thuật ngữ được du nhập từ phương Tây, nó bắt nguồn từ những câu thơ thác nước tuôn dài mãnh liệt, những câu thơ như những con sóng biển cuộn xô vào bờ biển, những câu thơ đồ sộ kiểu Whitman hay những câu thơ cuộn trào cảm xúc triết học kiểu R. Tagore… Hai chữ văn xuôi trong thuật ngữ thơ văn xuôi chỉ mang ý nghĩa hình thức, ước lệ mà thôi. Thơ văn xuôi xuất hiện như là một thể lưỡng tính, có nghĩa là nó phải trước hết là thơ

sau phải mang hình thức văn xuôi, đến độ nếu nhìn bề ngoài rất khó phân biệt rằng đó là một bài thơ theo quan niệm truyền thống. Hai yếu tố này phải là một, hợp nhất, hoà quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng mới tạo ra thơ văn xuôi.

Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, hình thức thơ văn xuôi được nhiều nhà thơ lựa chọn trong sáng tác của mình. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nhà thơ nào thực sự thành công ở thể loại này để trở thành một nhà thơ văn xuôi đích thực. Thơ viết về biển, đảo cũng nằm trong bối cảnh đó của thơ ca. Trong mấy năm gần đây đã xuất hiện một số bài thơ viết về biển đảo được làm theo hình thức thơ văn xuôi, như: Lính biển xem chèo của Mai Nam Thắng, Hào phóng thềm lục địa của Nguyễn Thanh Mừng, Bụi tre ở Trường Sa của Văn Chính, Quê hương của Anh Vũ…

Nguyễn Thanh Mừng sau những thao thức rung động về sự hy sinh của người lính hải quân thời bình đã viết bài thơ Hào phóng thềm lục địa dài 110 câu. Hình ảnh người chiến sĩ hải quân hiện lên thật đẹp, vươn lên khó khăn thiếu thốn, đương đầu với sóng gió nơi biển khơi, lạc quan yêu đời:

Giữa trập trùng tình thế nguy nan các anh vật lộn cùng bão tố đại dương Sau dòng điện nghẹn ngào về bộ đội chỉ huy gửi lời chào vĩnh biệt Chúng tôi vẫn trùm chăn đọc sách

Chúng tôi vẫn mở vi tính làm thơ Thả vào diễn đàn sấm rung chớp giật

Những siêu thực, những tượng trưng, những hậu hiện đại, những tân hình thức

Bên cạnh việc đem tên những hành tinh lộng lẫy trên thiên hà ra mà lăng xê nhau

Thậm chí ai đó còn mang những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể con người ra mà phỉ báng nhau

Dù điều ấy, các anh không hề biết!

Viết về biển, đảo, thơ văn xuôi không phải là lựa chọn hàng đầu của Ngô Minh. Song, ông cũng có được những bài thơ văn xuôi khá ấn tượng. Trong tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng ông có nhiều bài thơ văn xuôi đặc sắc. Bài thơ Mộ biển là một ví dụ.

Mạ tôi kể rằng tôi có người anh họ ngoại tên là Toán chưa học xong cấp ba đã xung phong “ra đảo” vào một đêm cuối năm. Và anh không bao giờ trở về

Anh tôi không có mộ Mộ anh tôi là biển và bờ Mô anh tôi mang hình Đảo cỏ

Biển đảo trong thơ ca không chỉ mang tính thơ mà nó còn mang đậm chất văn xuôi. Những câu thơ về biển cứ trải dài, trải dài như những con sóng nhấp nhô ngoài biển cả, chất chứa một tình yêu quê hương, đất nước. Đó là chất thơ của cuộc sống.

Có thể nói, hình ảnh biển đảo trong thơ văn xuôi hiện lên đầy chất thơ, chất trữ tình. Đó không chỉ là sự chiêm nghiệm về vấn đề mang tính lịch sử mà còn thể hiện sự quảng bá, ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của biển quê hương. Thơ văn xuôi giai đoạn này đã bộc lộ được những thế mạnh của mình, dòng cảm xúc chảy tràn theo mạch mà không cần phải lệ thuộc câu chữ, số dòng. Trong một dòng thơ, tác giả còn đề cập đến nhiều hiện tượng, dòng thơ có nhiều tầng bậc liên kết với nhau bằng âm hưởng chủ đạo của mạch cảm xúc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w