Trần Đăng Khoa

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 38)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa sinh 24/4/1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là “Góc sân vườn và khoảng trời”) của Trần Đăng Khoa được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ Hạt gạo làng ta, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 25/02/1975 khi đang học tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách. Sau năm 1975, ông được điều về quân chủng hải quân. Sau đó, ông theo học Trường viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học thế giới M.Gorki thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Hiện nay, ông là phó bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam. Các tác phẩm của ông: Từ góc sân nhà em (1968), Góc sân và khoảng trời (1968), Khúc hát người anh hùng

(1974), Bên cửa sổ máy bay (1986), Thơ tình người lính biển, Đảo chìm

(2009). Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất Báo văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (2000).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng nói: “Thơ là thơ. Thực tế còn lãng mạn và dữ dội hơn. Người chưa ra biển, không ở đảo không thể hình dung được”. Trần Đăng Khoa không chỉ là nhà thơ viết về những người lính biển mà chính ông cũng là những người lính ấy. Và mỗi khi biển Đông bình yên,

lại thấy những câu thơ như thế này của Trần Đăng Khoa như là một điềm báo và vô cùng sâu sắc:

…Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng …Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

(Thơ tình người lính biển) Trần Đăng Khoa vừa là nhà văn, đồng thời là người lính biển, một trong những người cầm súng có mặt rất sớm ở Trường Sa. Chính thời gian ra biển, đảo đã làm nên một Trần Đăng Khoa văn thơ, một thành công đáng kể của ông ở tuổi trưởng thành. Một thành công có thể sánh ngang với thành tựu của Trần Đăng Khoa thần đồng mấy chục năm trước, có phần lại còn đa dạng hơn, phong phú và sâu sắc hơn…

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 38)