Hữu Thỉnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh là Vũ Hữu, là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ. Ông sinh 15/2/1942, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

Hữu Thỉnh đã có những sáng tác thành công trước 1975, song phải đến thời hậu chiến ông mới khẳng định được vị trí của mình qua một loạt tác phẩm thơ, như: Âm vang chiến hào, Đường tới thành phố, Từ chiến hào tới thành phố, Khi bé Hoa ra đời, Thư mùa đông, Trường ca biển, Thương lượng và thời gian... Với Hữu Thỉnh, người làm thơ lấy cái rung động của tâm hồn để bắt nhịp với đời sống. Và bài thơ trước hết là sản phẩm của tâm hồn, tài năng của nhà thơ. Nhưng trong sâu xa lăng kính tâm hồn ấy luôn luôn mở ra với đời sống, nhằm tái hiện đời sống một cách có nghệ thuật thi ca bay bổng mơ mộng. Nhưng mọi cánh diều của thơ ca đều phải buộc chặt vào mặt đất. Đứt dây với đời sống thì cánh diều sẽ rơi mất.

Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều về biển. Tập trường ca Biển dù đứng bên cạnh trường ca Đường tới thành phố chỉ là sự “phú quý thụt lùi” (như có người đã nhận xét) song cũng có những câu để lại nhiều dư ba, nhất là những câu nhắc về đảo Trường Sa:

Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình Đảo có lính cát non thành Tổ quốc - Nổi chìm bao kiếp người

Dìu đảo ngoi trên sóng Chim có nơi nghỉ cánh Ngày vẽ trên cát tươi.

Với Hữu Thỉnh biển không chỉ đẹp mà còn mang nỗi buồn. Trong thơ Hữu Thỉnh, biển như một sự sống, biết cảm nhận vui buồn, cô đơn. Nói đến nỗi cô đơn của biển, Hữu Thỉnh viết:

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn.

Có thể nói, dù không phải là một "hiện tượng" song khi nói đến thơ viết về biển, đảo Hữu Thỉnh là nhà thơ đã có một ví trí riêng. Thơ ông đã đi vào

lòng người đọc một cách lặng lẽ, tự nhiên. Tất cả là ở cái tinh tế, sinh động, với những phát hiện riêng về biển, đảo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w