Nguyễn Việt Chiến

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Nguyễn Việt Chiến

Nguyễn Việt Chiến, sinh ngày 08/10/1952, quê ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây. Ông là nhà báo, nhà văn đang làm việc tại Báo Thanh niên ở Hà Nội. Ông hiện là hội viện Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội nhà báo Việt Nam, hội viên hội nhà văn Hà Nội. Một số bút danh khác của ông dùng khi làm thơ có: Nguyễn Văn Nguyễn, Từ Kim Việt.

Nguyễn Việt Chiến đi bộ đội từ năm 1970, xuất ngũ năm 1974 và vào Đại học. Tốt nghiệp ngành địa chất, năm 1990, chuyển sang viết báo. Năm 1991 công tác ở báo văn nghệ. Năm 1992 về làm phóng viên tại báo Thanh Niên. Các tác phẩm của ông: Mưa lúc không giờ (1992); Ngọn sóng thời gian

(1998), Cỏ trên đất (2000); Những con ngựa đêm (2003), Tổ quốc nhìn từ biển (2011) và phê bình 2 tiểu luận “Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975-

2005” (2007)… Trong thời gian từ năm 1990 đến 2004, ông đã được trao năm giải thưởng về thơ: Giải nhì Cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam (1989-1990); Giải nhì Cuộc thi thơ hay về biển của Vũng Tàu (1992), Giải nhì Cuộc thi thơ Tạp chí Văn Nghệ (1998-1999); giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội (2004) và Hội nhà văn Việt Nam (2004) cho tập thơ Những con ngựa đêm. Trong số những sáng tác của Nguyễn Việt Chiến về biển đảo, bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển là tác phẩm tiêu biểu nhất, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu thơ và các nhà phê bình văn học. Nguyễn Việt Chiến đã đặt ra nhiều từ “nếu” và triển khai mạch cảm xúc suy tưởng từ nhiều góc độ khác nhau:

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.

Tổ quốc nhìn từ biển là một tác phẩm thành công, từ cấu tứ, âm hưởng thơ; từ cái thông điệp rất đĩnh đạc đầy hào sảng mà bài thơ chuyển tải đến người đọc. Bài thơ được xây dựng trên cấu tứ nền tảng là những giả định về Tổ quốc gắn với những hình ảnh về biển đảo:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ bao quần đảo

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích…

Nhưng cái độc đáo hơn là ở chỗ nhà thơ gợi nhắc chúng ta về một truyền thuyết từ buổi bình minh của Tổ quốc, khi Lạc Long Quân và Âu cơ

với trăm người con, theo mẹ lên rừng, theo cha xuống biển, vẽ lên hình hài đất nước cho cháu con muôn đời.

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

Không chỉ vậy, Tổ quốc dưới góc nhìn “từ biển” của Nguyễn Việt Chiến vừa trải qua ngàn năm đau thương, mất mát với bao nhiêu hiểm họa, nhưng cũng từ ngàn năm ấy, Tổ quốc đã bất khuất ngẩng cao đầu chiến thắng quân thù. Và Nguyễn Việt Chiến đã thay chúng ta nói lên niềm tự hào, kiêu hãnh chính đáng về một Tổ quốc anh hùng:

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.

Có thể nói, nếu không có một tình yêu lớn đối với Tổ quốc thì nhà thơ không thể viết nổi những câu thơ lay động tâm hồn như vậy. Và đó cũng là điều ta nhận thấy ở Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, vì vậy là một thông điệp về tình yêu Tổ quốc và sứ mạng công dân. Tổ quốc nhìn từ biển - nhìn từ hơn 3000 hòn đảo, cái nhìn thăng trầm của lịch sử đầy biến động, của những nỗi đau thương mất mát, nhìn từ phía biển là cái nhìn chất chứa nỗi lo thế sự về an ninh của biển đảo; nhìn từ phía biển để thấy khát vọng của dân tộc, để thấy “trong hồn người có ngọn sóng nào không”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w