Ngô Minh

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Ngô Minh

Nhà thơ Ngô Minh tên thật là Ngô Minh Khôi, sinh 10/9/1949, quê ở làng Thượng Luật, xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp Hà Nội, tháng 9/1972. Ông nhập ngũ ngày 25/9/1972, vào miền Đông Nam Bộ tháng 4/1973. Ông đã làm nhiều chức vụ: Ban chính trị trung đoàn 141, sư đoàn 7; làm bản tin Ba Vì của trung đoàn, quân hàm trung sĩ. Tháng 6/1976, ra quân, về Huế, làm trưởng đại diện báo Thương mại tại miền Trung. Hiện ông nghỉ hưu tại 11/73 Phan Bội Châu, Huế. Ông là hội viên Hội văn nghệ Bình Trị Thiên năm 1978, Hội nhà văn Việt Nam năm 1979. Ngoài ra, ông còn là ủy viên ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế các khóa IX (2000-2005), X (2005-2010).

Ngô Minh sáng tác ở hai thể loại thơ và văn xuôi. Ở thể loại thơ, ông sáng tác nhiều, nhất là thơ về biển, như: Chân sóng (1995), Đứa con của cát

(1998), Phù sa biển (2001), Huyền thoại Cửa Tùng (2004), Ký tự biển (2013). Ông được trao tặng nhiều giải thưởng văn học lớn và được tặng thưởng thơ hay. Ngô Minh là một nhà thơ sinh ra từ miền biển. Có lẽ vì thế mà hình ảnh biển đảo trong thơ ông luôn căng tràn và hiện lên lung linh, huyền ảo. Ông đã từng nói: “Từ thửa mẹ đẻ rơi tôi bên bờ chân sóng, trong tôi biển đảo Việt Nam là hoàn thiện, giống như làng tôi vậy. Tập thơ nào tôi cũng có nhiều bài thơ về biển, có tập toàn về biển…”[50; 171]. Biển với Ngô Minh vừa là quê

hương, theo cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng biển trong Ký tự biển lại là những tự tình mang tính triết lý, tính báo động. Biển là sự chia sẻ, là nơi đi và đến của tâm trạng, tâm tưởng. Đối với ông, cát và biển là nơi chất chứa những triết lý cuộc sống. Biển ắp đầy, nhưng lúc ta buồn thì biển hoang vắng đến tận cùng. Biển là thi ảnh thể hiện rất rõ sự bất an hay bình an của lòng người:

Biển là mộ, làng ơi con nhớ Tháng bảy sóng nhảy qua bờ

Tháng bảy giỗ mạ, giỗ dì Quế và giỗ biển Con lại về cúng biển

Hóa vàng thơ

(Mộ biển trong tập Ký tự biển)

Đặt vấn đề liên quan đến biển Đông, Ngô Minh nghĩ giới sáng tạo văn học nghê thuật thời nào cũng rất nhạy cảm với vận mạng của đất nước. Họ đều yêu biển và sẵn sàng “xung trận”, vung bút vung cọ vì biển. Tuy nhiên, tùy theo chỗ đứng của mỗi người mà có cách tiếp cận biển khác nhau. Ông tin rằng nếu nhà nước tạo điều kiện để họ xâm nhập biển sâu hơn, dài hơn, họ sẽ có những tác phẩm tốt về biển đảo quê hương. Theo ông, nếu nghệ thuật mà làm tốt công việc của mình thì “lãnh hải” tự nhiên được mở rộng, được ghi nhớ, được truyền tụng,…nên cũng được bảo vệ, ít nhất là trong tâm tưởng và tâm thức của cộng đồng, của dân tộc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w