Giọng uất hận, hờn căm

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 65)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Giọng uất hận, hờn căm

Đã 40 năm trôi qua, (1974 - 2014), Hoàng Sa và Trường Sa luôn thu hút trái tim của hàng triệu con người Việt Nam. Nơi đó không chỉ có phong ba của biển mà còn có sự độc ác, tham lam, quỷ quyệt của những kẻ xâm lăng. Thơ viết về biển đảo, vì vậy, bên cạnh tình cảm thiết tha, tự hào kiêu hãnh là sự hờn căm, phẫn uất.

Năm 1974, Trung Quốc nổ súng xâm chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong nhiều năm sau đó, chúng xâm lược thêm một số đảo ở quần đảo Trường Sa. Hành động ngông cuồng ấy đã làm dấy lên lòng hơn căm của mỗi con người Việt Nam yêu nước, trong đó có các nhà thơ. Ngay khi Hoàng Sa bị chiếm, Phạm Lê Phan đã viết bài thơ Cho hải đảo hờn căm. Bài thơ đã khơi dậy nỗi đau và lòng căm hờn quân cướp biển trong trái tim của hàng chục triệu người Việt Nam. Kể từ đó đến nay, dòng cảm hứng về biển đảo đã trở thành một dòng mạch lớn trong thơ ca hiện đại Việt Nam. Bởi lẽ, ở đó mỗi rặng san hô, mỗi thước đất trên đảo đều thấm máu cha, anh. Theo cách nói của Trần Đăng Khoa: “Ra đến Trường Sa tôi mới hiểu vì sao. Và có lẽ không ở đâu nước biển mặn như nước Biển Đông. Mặn như máu”. Những tên đảo như Gạc Ma, Cô Lin, Song Tử Tây, Nam Yết…đã đi vào thơ một cách giản dị tự nhiên. Ở đó đã có những người lính hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Nguyễn Ngọc Phú đã thể hiện cảm xúc của mình bằng một giọng điệu vừa kiêu hãnh tự hào, vừa hờn căm uất hận:

Sẽ tái cả bao người ngã xuống.

Cô Lin - Gạc Ma bao lính trẻ không về Đảo bơ phờ ôm vào lòng mộ gió

Tổ quốc ở nơi này cắm mốc những hàng bia.

(Tổ quốc tôi ba nghìn cây số)

Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc kéo dàn khoan vào vùng biển Việt Nam, bất chấp đạo lý, luật pháp, thách thức ý chí quật cường và lòng yêu

nước của con người Việt Nam. Cả dân tộc sục sôi căm dận. Trong không khí ấy, Ngô Minh viết bài thơ Biển Đông ơi trái tim ta. Bài thơ là tình cảm của nhà thơ và cũng là tình cảm của cả cộng đồng dân tộc khi biển đảo bị kẻ thù rắp tâm xâm lược. Giọng chủ âm của bài thơ là giọng căm hờn uất hận:

Ta không ngủ vì căm hận.

Những năm vượt Trường Sơn thức dậy.

Chân mỏi gối chồn vẫn vượt lên.

Bám vào đá tai mèo rình giặc.

Tưởng đất nước mãi yên bình.

Ai ngờ thằng đồng chí đâm dao vào tim.

Biển đông máu ta đã đổ.

Hoàng Sa, Gạc Ma máu đã đổ.

Năm 1975, chiến tranh kết thúc. Bốn mươi năm sau chiến tranh, những vết thương chiến tranh chưa kịp lành theo năm tháng, thì ngoài khơi xa nơi Biển Đông nghìn trùng sóng vỗ, tàu giặc lại rập rình. Máu của những người lính biển lại tiếp tục đổ vì sự toàn vẹn của biển đảo đất nước. Đau thương, xen lẫn tự hào, uất hận, đó là trạng thái cảm xúc của nhiều nhà thơ khi viết về biển đảo những năm gần đây. Theo cánh nói của Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc cắm những hàng bia tưởng niệm trước sự hi sinh của những người lính đảo. Ông viết:

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân…

(Tổ quốc nhìn từ biển)

Vượt lên nỗi đau thương, uất hận là niềm kiêu hãnh tự hào về đất nước Việt Nam: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn mãi hướng ra khơi. Đã có những cách ví von mang đậm chất thi ca về dáng hình

của đất nước. Nguyễn Việt Chiến đã tìm được lối nói của riêng mình. Trong cái nhìn của ông, Tổ quốc mang dáng con tàu đang hướng ra khơi. Đó là một hình ảnh vừa gần gũi, giản dị, vừa có sức biểu cảm mạnh mẽ, nhất là trong những ngày biển đảo quê hương đang bị quân thù rình rập.

Chương 3

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG THƠ VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO TỪ 1986 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w