Châm sóc cây dừa thời kỳ kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 71)

- Nhóm quả nhỏ : xoài tròn, xoài hôi (Yên Châu, Mai Sơn)

b) Châm sóc cây dừa thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ này thường kéo dài 3-4 năm tính từ khi trồng nhằm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa và cho quả sớm.

- Tránh đọng nước ở hố trồng trong năm đầu : sau các cơn mưa nên kiểm tra vườn dừa, tát sạch nước ra và không để đất lọt vào nách lá con.

- Che bóng cho dừa con trong mùa nắng ở 2 năm đầu : dùng 4-6 tàu lá dừa già cắm xuống đất theo hướng đông-tây và cột vào nhau ở phần ngọn.

- Chống dỡ : dùng bẹ dùa làm nạng chống, giúp cho dừa con không bị lay gốc làm tổn hại đến rề, dừa chậm bén. Đặc biệt cần chú ý ở những vùng có gió mạnh.

- Làm cỏ, phủ đất : làm cò trong vòng bán kính l-2m quanh gốc cây. Trồng cây họ đậu phủ đất giữa các hàng dừa để hạn chế cỏ dại, điều hoà ẩm độ và nhiệt độ giảm rửa trôi, xói mòn đất.

- Trồng giậm : cuối năm thứ nhất cần được trồng giặm lại những cây con bị chết hay cây yếu, cây có khuyết tật. Cầy trồng giặm nên có cùng tuổi với các cây khác trong vườn dừa. Việc trổng giậm cần tiến hành thường xuyên và kết thúc vào năm thứ tư.

- Trồng xen : có thể trồng xen trong vườn dừa những loại cây lâu năm hoặc hàng năm nhằm sử dụng tốt tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm thu nhập và hạn chế cỏ dại. Cần lựa chọn các loại cây trổng phù hợp để’ không ảnh hường xấu đến sinh trưởng và phát triển của dừa cũng như khỏng trở thành nơi cư trú của các ioài sâu bệnh hại dừa.

- Phòng trừ sâu bệnh : thực hiện đầy đủ các biện pháp tổng hợp bảo vệ cây dừa trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bộnh. Áp dụng đầy đủ các biện pháp vệ sinh vườn dừa.

Thu hút và bảo vệ các loài thiên địch vào cư trú trong vườn dừa.

Thực hiện kịp thời các biện pháp phòng trừ các loài sâu bệnh hai cây dừa như mối, kiến vưcmg, sâu ăn lá, bệnh thối đọt.

- Bón phân : Vai trò của kali đối với cây dừa trẻ rất quan trọng. Lượng phân bón hoá học dùng bón cho dừa như ở bảng 4.

Chia lượng phân làm 2 lần để bón. Lần thứ nhất bón vào đầu mùa mưa, lần sau bón vào cuối m ùa mưa. Trên đất cát nên chia làm nhiều lần đê bón nhằm phát huy cao nhất tác dụng của phân. Bón thành dường vòng theo hình chiếu tán lá cây. Độ sâu chôn phân là 10-15crn (xem bửtìg 5).

Bảng 5 : LưỢììg phủìì hoá học bón cho dừa ở các loại đất

Đơn vị : kg/cây Năm bón Đ ất cát pha Đát thịt Đ ất phèn mặn Urê Supe lân KC1 Urê Supe lần KC1 Urê Supe lân KCỈ Năm thứ 1 0,2 0,3 0,4 0,15 0,2 0,3 0,2 0,4 0,3 Năm thứ 2 0,3 0,5 0,7 0,20 0,3 0,4 0,3 0,7 0,5 Nãm thứ 3 0,6 0,8 1,0 0,40 0,6 0,7 0,6 1,0 0,8 Năm thứ 4 0,8 1.0 1,4 0,60 0,8 1,0 0,8 1,3 1,0 Năm thứ 5 1,0 1,2 1,5 0,80 1,0 1,2 1,0 1,5 1,2

- Tưới nước : Trong 3 năm đầu tưới 1 tuẩn 2 lần với lượng 45-50 líi/cây. Đậc biệt là những lúc trời khô hạn.

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)