Phòng trừ sâu bệnh :

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 49)

- Nhóm quả nhỏ : xoài tròn, xoài hôi (Yên Châu, Mai Sơn)

c) Phòng trừ sâu bệnh :

- Rệp sáp : trên cây xoài có thể gây hại một số loài rêp sáp :

Rệp sáp vài {Euculymnatus tesselưtus Sign.) : là loài đa thực, có thể gây hại xoài, nhãn, vải, dừa, cọ dầu. Rộp chích hút nhựa lá non, hoa làm cho lá và hoa bị íụng. R ệp hình ôvan, nằm m ặt dưới lá. Cơ thể màu nâu hay vàng xanh, đài 2mm.

Rệp súp vảy tròn (Aspidiỡtus destì uctor Sìgn.) : Là loài đa thực, gây hại cho dừa, xoài, chuối, cam, chanh, đu đủ, cao su, mía. Lá phủ đầy rệp bị héo vàng, do bị biến dạng, cuối cùng bị khô. Rệp thường cộng sinh với kiến ãn m ât do rệp tiết ra. Sự phát tán của rộp nhờ chim và dơi.

Rệp trưởng thành cái có màu vàng nhạt, rìa chung quanh có nhiều sợi sáp nửa trong suốt, chỉ có vảy hơi lồi, đường kính l,5-2m m . Rệp đực rất nhỏ, hình ôvan. Thân hơi đỏ, có đôi cánh bay được. Trứng màu vàng nằm ở dưới bụng con cái. Âu trùng nở ra nằm một chồ trong suốt thời kỳ sống của nó. Vòng đòi của rệp 31-35 ngày. M ột năm hình thành 10 lứa.

Rệp sáp bông ựceryưpurchasệ! M .) : là loài đa thục phân bố rộng rãi trên thế giới. Rệp cái có kích thưức cơ thể dài 6,5mm; rộng 4,5mm. Cơ thể hình ôvan, mặt lưng gổ cao, có màu đa cam loang lổ xen với nhiều màu khác. Không có cánh, ở trên mặt lưng có các lông cứng dễ gãy, vào thời gian đẻ trứng có các vân sáp trắng như bông. Rệp đực có thân dài 2mm, với một đôi cánh tối màu, sải cánh 6mm.

Ấu trùng lột xác 2 lần. Trước khi lột xác, ấu trùng bất đông và phủ đầy sáp trắng. Trứng màu đỏ nhạt, hình ôvan. Bọc trứng được tạo thành những sợi sáp trắng do rộp cái tiết ra. Bọc trứng có m àu trắng như bông, cho nên được gọi là rệp sáp bông. Rệp cái sinh sản không cần giao phối. Một con rộp cái có thể đẻ từ 50 đến

1.300 trứng. Phòng trừ :

- Sử dụng bọ rùa R oứolia cardinaìis trừ rệp.

- Phun các loại thuốc Bassa, Applaud Mic, M ipcin, Carbaryl.

Khi rệp xuất hiện trên các chùm hoa, phun thuốc theo nồng độ và liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.

- R uối đục quả : Có 2 loài đục quả xoài :

Ruổi đục quả cam (Chaetodavus ferruginea F.)

Là loằi đa thực gây hại trên hơn 173 loại quả khác nhau. Trong đó có xoài, cam , quýt, táo, đào, m ận, ổi, đu đủ, khế, m ít, sầu riêng. Ruổi trưởng thành dài 7m m , sải cánh 13mm. Lưng ngực trước và giữa màu đen, ở hai bên mảnh lưng ngực giữa có 2 đường sọc dọc màu vàng. Trên m ặt lưng của bụng có vệt đen hình chữ T. Có rất nhiểu dạng khác nhau của loài ruồi này ở các vùng khác nhau.

Ruồi thường dùng ống đẻ trứng châm thẳng vào quả để đẻ trứng. Giòi non nở ra ở trong quả. Giòi mới nở đài l,5m m . Giòi tuổi lớn có kích thước trung bình là 7,5-

lOmm, rộng l,5-2,0m m .

G iòi non đục ân thịt quả làm quả bị thối ruỗng ở trong ruột và hoá nhộng ngay trong quả. Vòng đời của ruồi đục quả là 38-80 ngày. M ột năm ở nước ta có thể phát sinh 5-6 lứa.

Ruổi đục quả phương đòng (Dacus dorsưlis Hend)

R uổi này hại xoài, cam, chuối, đu đủ, và một số loại quả khác.

Ruồi cái đẻ trứng qua vỏ quả và nhựa chảy ra từ vết chích. Ấu trùng ruồi sống trong quả. Nấm và vi khuẩn xâm nhiễm vào các vết đục của quả làm thối quả. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu tới 5mm qua vỏ quả đẻ từng chùm trứng. Sau 2 ngày thì trứng nờ. Sâu non phát triển trong 7 ngày, sau đó chúng rời khỏi quả, chui xuống đất hoá nhộng. Thời gian nhộng khoảng 10 ngày.

Ruồi trường thành màu nâu tối với các vết màu vàng sáng trên ngực. Vòng đời 25 ngày, có nhiều lứa trong 1 nãm.

Phòng trừ ruồi đục quả :

- D ùng túi bao bọc quả ngãn cản ruồi đê trứng. - Loại bỏ những quả bị sâu. Đem ra xa vườn.

- Dùng nước chiết quả hoặc chất dẫn dụ M etin ơgiênon trộn với 2-3% Dipterex hoặc Naled để dẫn dụ và giết ruồi.

Rệp m uội đen (Toxoptera aurưntii F.)

Thân có hình ôvan, bóng, màu nâu, hơi đỏ, đen nâu hoặc đen, kích thước 1,1- 2,0mm. Râu đầu có vân màu đen trắng. Rệp non màu hơi nâu. Rộp có cánh thì phần bụng màu đen hoặc nâu đen.

Rẹp muội hai các phần non của cây : chồi non, mầm non, lá non, hoa quả non. Chúng gây hiên tượng lá xoắn cuốn lại, gân lá bị vặn vỏ đỗ, các chồi non còi cọc, hoa quả non bị rụng, thuờng có nhiều kiến đi theo ăn chất bài tiết của rệp muôi

Phòng trừ :

- Sử dụng các loài thiên địch : bọ rùa, ruồi ăn rộp, bọ m ắt vàng.

- Khi rệp nhiều, phun thuốc để trừ. Các loại thuốc có thể sử dụng là : Basa, Dipterex. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh thán th ư (Nấm Glomereỉla cinguiata sp. et Schr.)

Bệnh gây hại nguy hiểm cho hoa và quả. Vết bệnh cũng có thể xuất hiện trên cành. Bệnh làm cho rụng hoa và quả non.

Phòng trừ :

- Tỉa cành. Làm cho vườn thông thoáng.

- Khi bệnh xuất hiện phun các loại thuốc Benomyl, D ithane M -45, Flusilazol kết hợp với chất dính. Phun trong thời gian cây có mầm hoa cho đến khi quả lớn, nhất là sau các đợt mưa.

- B ệnh phấn trắng (Nấm Oidium mangiferưe Bert.)

Nấm gây bệnh tạo thành lớp phấn trắng xám ở m ặt duói lá hoặc vàng nâu ở mặt trên lá non làm biến dạng và rụng lá. Nấm cũng gây ra hiện tượng trắng hoa và quả.

Phòng trừ : Phun các loại thuốc có gốc lưu huỳnh Benomyl khi bệnh xuất hiện. - B ệnh thối rễ

Nấm Rosellìnia echinata M. gây bệnh thối rễ cây lớn, làm vỏ rễ bị nứt nẻ. Bệnh thường xuất hiện trong mùa khô.

Nấm Corticium solani B. eí G. gây thối cổ rễ và chếí cây con Phòng trừ :

- Dọn sạch tàn dư cây. Thường xuyên làm vệ sinh vườn. - Tưới đủ nước cho cây.

- Cạo sạch vết bệnh ở cây lớn. Xử lý chỗ cạo bằng dung dịch C u S 0 4 3-5%.

DÙA

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)