Sản xuất vật liệu làm giống

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 65)

- Nhóm quả nhỏ : xoài tròn, xoài hôi (Yên Châu, Mai Sơn)

d) Sản xuất vật liệu làm giống

+ Thu hoạch quả giống

Khi thu hoạch quả dừa làm giống cần chú ý đến 3 yếu tố :

- Thời kỳ cây dừa cho quả khô nhiều (m ùa thuận), ở các tỉnh phía Nam thời kỳ dừa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Tập trung nhiều vào các tháng 1 2 ,1 ,2 ,3 .

- Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây con trong vườn ươm, trước khi đem trồng.

- Thời vụ trồng dừa : Ở các tỉnh phía Nam việc trồng dừa nên thực hiện vào đầu đến giữa m ùa mưa. Vì nếu trồng m uộn, cây con gặp phải mùa nắng, khi còn yếu bị chết nhiều.

Để đảm bảo được 3 yếu tố nêu trên đây đối với các tỉnh phía Nam, thời gian thu quả dừa giống, tốt nhất như sau :

Thời gian thu hoạch quả giống : tháng 11,12 Thời gian trồng cây con : tháng 6, 7, 8. Thòi gian thu hoạch quả giống : tháng 1, 2.

Thời gian trồng cây con : tháng 7, 8.

Tiêu chuẩn quả dừa giống như sau :

- Quả được lấy từ những cây đã được tuyển chọn và đánh dấu. - Quả chín hoàn toàn.

- Kích thước quả cỡ trung bình (tuỳ theo giống). - Quả cân nặng trên trung bình của giông.

- Q uả không bị điếc, không bị sâu bệnh, không dị hình.

Đ ộ chín của quả dừa, cãn cứ vào sự ngả màu nâu của quả khô, và tiếng róc rách của nước dừa khi lắc m ạnh. Sự nảy mầm của quả cũng như sức mạnh của cày con tuỳ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng của cơm dừa. Sự phát triển của cơm dừa đạt mức cao nhất khi quả chín hoàn toàn (có 12 tháng tuổi). Quả dừa dưới 11 tháng tuổi nảy m ầm chậm và cây phát triển kém.

+ B ảo quản quả giống và ươm quả

Trước khi đem vào bảo quản cần loại bỏ các quả hỏng, bị sâu bộnh, điếc, dị hình. Bảo quản quả giống nhằm mục đích đế quả đạt độ chín hoàn toàn. Quá dừa giống cần được bảo quản trong nhà kho khô ráo, thoáng mát, không nên chất dống quả giống cao quá l,5m . Khi bảo quản trong kho nên xử lý quả bằng Onganil 66 ở nồng độ ! % hoặc Zineb ở nổng độ 1 -2%.

Thời gian bảo quản tuỳ thuộc vào giống : giống cao 21 ngày, giống lùn 10 ngày, giống lai 15 ngày. Những quả khi thu đã khô hoàn toàn có thế đem ươm ngay, không cần bảo quản.

Trường hợp phải bảo quản quả dừa trong thời gian dài cần chú ý cất giữ đúng cách để tránh nước dừa bị khổ. Quả khi thu hoạch về được để dưới bóng râm ngoài trời cho đến khi vỏ khô. Sau đó quả dừa được đặt lên một lớp cát dày 8-9cm, cuống hướng lên trên và được phủ kín bằng một lớp cát dày khoảng 50-70cm. Bằng cách này quả dừa giữ dược mầm sống tới 8 tháng. Để tạo điều kiện cho quả nảy mầm nhanh, trước khi dem ươm người ta thường làm những việc sau :

- Vạt vỏ để quả hút nước khi được tưới, dề nảy mầm. Đường kính chỗ vạt 5- 7cm, không nên vat sâu quá làm cây con đễ gãy rời khỏi quả khi đem trồng. VỊ trí vạt vỏ ở nơi cuống quà. Đối với những quả dừa đã cất giữ lâu không nên vạt vỏ vì có thể mầm đã có trong vỏ xơ.

- Ngâm quả 2 tuổn trước khi dem ươm, đặc biệt là trong m ùa khô, quá náy mầm sớm và tốt. Nhưng khồng nên ngâm lâu.

- Tiêu diệt mầm bệnh : Trước khí đưa ra vườn ươm, nhúng quả vào dung dịch Z ineb 0,5%.

+ K ỹ thuật ươmlàm vườn ươm

- Vườn ươm qua cần đặt ở giĩto vườn ươm cây con để giảm chi phí chaycn chở. Nơi đặt vườn ươm quả cần gần nguồn nước để dể tưới cho quả.

Vườn ươm quả cần chọn nơi đất cát pha, nhẹ, xốp, dễ thoát nước. Đất cát ngãn ngừa mối làm hại quả và tiêu nuớc dễ dàng. Ở những nơi đất thịt có thể đào bớt tớp đất mặt, sau đó đổ cát vào rồi đặt quả dừa giống lên.

Đất vườn ươm quả được xới sâu 15-20cm. Nhặt hết đá, gốc rễ cây rồi lên luống. Luống rộng đủ để đặt 5-6 hàng quả dừa nằm sít nhau. Giữa các luống chừa lại rãnh để đi lại tuói nước, chăm sóc, thoát nước. Rãnh rộng 30-40cm , sâu i5-20cm .

Đặt quả lên luống ngập 2/3 quả, 1/3 quả nổi hẳn trên m ặt luống. Quả đặt nằm ngang. Vị trí vạt vỏ hướng lên trên. Số íượng quả giống cần gấp đôi số cây con cần trồng. Quả dừa ươm 9-11 tháng trước khi trồng.

Đặt quả cùng một loại hoặc cùng một kiểu lai vào cùng một chỗ. Các quả phải cùng m ột độ chín. Các quả cùng loại cần được đặt cùng một ngày. Vườn ươm quả được tưới hàng ngày 2 lẩn sáng và chiều khi không có mưa hay trong thời kỳ khó hạn kéo đài. Giai đoạn quả nảy mầm rất cần nước. Nên tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát. Vườn ươm cán được làm cò sạch sẽ. Dùng rơm rạ, cỏ khô phủ lên m ặt luống dể làm giảm bốc hơi và ngăn cỏ dại. Không cần bón phân vì cây con mới mọc sử dụng chất dinh dưỡng có sẵn trong quả. Phun thuốc trừ sâu, bệnh, kiến, mối khi cần thiết.

- Vườn ươm cây con

Sau lúc quả nảy mầm, chọn lựa các mầm tốt chuyển qua vườn ươm cây con. Trong lúc ươm quả, tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng nhất là tốc độ nảy mầm của quả. Quả được gọi là đã nảy mầm khi mầm nhú ra khỏi vỏ quả lcm . Chọn những quả nảy mầm sớm và bình thường theo dõi thường xuyên cho đến khi mầm có chiều cao 5-10cm thì chuyển qua vườn ươm cây con.

M ỗi tuần chọn những mầm đạt tiêu chuẩn chuyển qua vưcm ươm cây con một lần. Sau 3 tháng loại bỏ những quả chưa nảy mầm. Tỷ lệ loại bỏ thường là 30-40% .

Lụa chọn để loại bỏ những quả có các nhược điểm sau : • Quả có chồi phát triển yếu, còi, dị dạng.

■ Chồi mọc đôi hay ba

• Chồi có màu khác thưòng, không đặc trung cho giống. • Chồi bị gãy, giập.

• Chồi có mầm bệnh hay có dấu hiệu bị nhiễm sâu, bệnh.

Vườn ươm cây con cần đặt chung quanh vườn ươm quả. Cần đặt gần nguồn nước tưới và không bị ngập úng khi mưa. Vườn cần đặt nơi đất cát pha hay thịt nhẹ, có địa hình bẳng phảng.

Nên dặt vườn ươm dừa nơi đãi nắng, nơi không bị che khuất, vì trong bóng râm cây dừa có khuynh hướng vươn cao không bình thường. Có thể ươm cây con ngay vào đất hoặc ươm trong túi nhựa.

Nếu ươm thẳng vào đất vườn thì đất cần được chuẩn bị như sau : • Xới đất thật tơi xốp, sâu 20cm . L àm cỏ sạch sẽ.

• Bón lót phân hữu cơ

• Phân chia vườn thành từng luống. Bề ngang luống cần dủ đế ươm 3 hàng cây con. Chiều dài luống tuỳ thuộc vào chiều dài của vườn. Ở đất cát pha có thể làm luống rộng vì không sợ ngập úng. ỏ đất thịt cần làm luống hẹp hơn. Giữa các luống chừa lại lối đi để chăm sóc và tưới tiêu.

• Đ ặt quả đã nảy m ầm được tuyển chọn vào từng luống, th eo thứ tự quả nảy m ầm sóm đặt trước. Đ ặt các quả theo hình tam giác đều, m ỗi cạnh là 60cm . H àn g cách nh au 52cm .

• Cứ 3 hàng dừa chừa một lối đi rộng khoảng lm để đi lại chăm sóc. Với diên tích lh a vườn có thể ươm được 30.000 cây con. Như vậy, lh a vườn ươm quả cần có 3ha vườn ươm cây con

- Ươm cây con trong túi nhựa :

D ùng các túi nhựa pôliêtilen màu đen, kích thuóc 55x45cm có đục khoảng 200 lỗ dưới đáy. Đổ đẩy đất cát pha đến khoảng 2/3 túi, đặt quả đã nảy mầm vào và cho thêm đất đầy túi, dận chặt đất trong túi.

Đặt túi theo hình tam giác đều mỗi cạnh 60cm, nơi sạch cỏ. Ươm trong túi, cây con khoẻ hơn, phát triển nhanh hơn, cho hoa sớm hơn ươm trên đất.

- Cây con trong vườn ươm cần được chăm sóc tốt. Cần tưới nưóc đều đặn cho cây, m ỗi tuần tưới 2 lần. Làm sạch cỏ trong vườn ươm.

Cây con bắt đẩu hấp thu chất dinh dưỡng từ đất ngay khi các đầu rễ nhú ra (khoảng 14 tuần sau khi ươm). Lúc đó cây có 2-6 rễ chính và một ít rễ con. Có thể bắt đầu bón phân cho cây con từ sau 2 tháng tính từ lúc cây được chuyển sang vườn ươm cây. Các loại phân cần bón là kali và đạm. Cách bón là đào rãnh sâu 5cm chung quanh gốc cây con, rải phân xong lấp đẩt lại. Lượng bón là 20-40 g/cây cho mỗi loại phân.

- Thời gian ươm cây con đối với các giống dừa lủn là 6-8 tháng, đối với các giống dừa cao là 8-11 tháng.

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)