Thuộc họ chua me đất (Oxaỉidaceae)

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 115)

- Nhóm quả nhỏ : xoài tròn, xoài hôi (Yên Châu, Mai Sơn)

Thuộc họ chua me đất (Oxaỉidaceae)

K hế là một câỵ gỗ cao Lá mọc so le, kép lông chim, dìa lẻ, dài 11- ] 7cm. Lá chét gồm từ 3 đến 5 đôi. Lá chét nguyên,

mềm, hình trứng nhọn.

Những lá chét phía trên lớn hơn, đạt tới 8,5cm chiều dài, 3,5cm chiểu rộng.

Hoa mọc thành chùm xim dài 3-7cm, hình thành ' kẽ lá, có màu hồng hay tím nhạt. Có 5 nhị đực hữu thụ xen kẽ với 5 nhị thoái hoá. Lá noãn 5, họp thành 1 bầu thượng 5 ô. Mỗi ồ chứa 4 noãn. Q uả m ọng, có 5 cạnh, vị chua.

Trong quả khế có đường, vitamin B,, Cj, kali oxalat axit. Nhân dân trồng khế lấy quả ăn và nấu canh chua. Quả khế còn dùng ép lấy nước uống cho mát, chữa bệnh scobut.

Lá k h ế dùng để chữa bộnh lở sơn, dị ứng, lở loét : Lá khế cả cành non và hoa lấy 100-150g. Nấụ sôi 15 phút vối 5-6 lít nước. Dùng xồng và tấm. Lá đã nấu rồi dùng xát lên nơi lở loét. Thường chỉ điều trị 3-4 ngày là khỏi. Có thể dùng quả giã lấy nước m à đắp lên nơi lờ sơn.

T rồn g trọt và chăm sóc

Trồng kh ế khồng gập nhiều khó khãn như những cây ãn quả khác. Cây khế có nhược điểm là thân cành giòn, dễ gãy, nhưng có thể khắc phục được bằng cách chống cành và vun cao gốc.

K hế được nhân giống bằng cách gieo hạt. Chọn những quả khế chín cây, ở những cây đã cho thu hoạch vài ba vụ trở lên. Cả quả và cây không bị sâu bệnh. Chọn quả mâp mạp, nây đều ở các cành trung gian trên cây, nơi lộ nắng. Tách múi lấy hạt, xát nhẹ trên rá hoặc rổ mau cho sạch lớp nhầy bao quanh hạt, rồi phơi nắng

nhẹ nơi thoáng đãng cho thật khỏ, hàm lượng nước trong hạt chỉ còn dưới 15%. Cho vào lọ, nút kín. Như vậy có thể bảo quản được từ 6 tháng đến 1 năm.

Gieo khế vào đầu mùa xuân. Hạt nảy mầm và mọc thành cây. Cho đến khi cây con có 5-7 lá thật thì tiến hành loại bỏ những cãy ốm yếu, khẳng khiu. Đem những cây khoẻ mạnh ra ngôi, các gốc cách nhau 3-5mét.

K hế không kén đất như nhiều cây ăn quả khác, song muốn cho cây phát triển tốt, cho năng suất cao và lâu cỗi, cần thực hiện những biện pháp sau đây :

Đào hố sâu 30-40cm , rộng 40cm. Ở nơi đất cằn cỗi đào rộng hơn. Bón lót phân vào hố trước khi trồng cây. Lượng phân bón cho mỗi hố là 5-10kg phân hỗn hợp gổm 50-60% phân hữu cơ hoai mục + 20-30% phân NPK +10-20% xỉ than lò gạch đập vụn. Nếu có lông súc vật, tóc rối v.v...bón thêm vào thì năng suất và phẩm chất quả tăng lên rõ rệt.

Cắm cọc néo vào giữa hô. Đ ặt bầu cây giống, rồi lấp đất bột lên trên, nén nhẹ cho bầu đất kếl dính với đất nền. Buộc cây giống vào cọc dể cho cọc đỡ cây nhưng không buộc quá chặt. Tưới nhẹ cho đủ ẩm (khoảng 60-85% độ ẩm bão hoà của đất), về mùa mưa không cần tưới. Nhưng không được để đất nền sũng nước, hoặc đất gí vài ba ngày, nếu không cây bị úng và long gốc.

Loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng. Chú ý trồng cây chắn gió về hướng gió m ạnh để bảo vệ cây khế, vì cây khế giòn dề gãy. Chú ý làm cọc néo và cọc chống đỡ cho thân cành khi mưa bão hay lúc sắp thu hoạch quả.

Dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây chống các loài sâu đục vỏ, đục thân. Thường xuyên theo dõi tình hình phát sinh và diễn biến của sâu bệnh để có biện pháp xừ lý kịp thời.

Cây k h ế ra quả và quả chín rải rác. Có thể thu hoạch khi quả k hế còn xanh làm gia vị hoặc khi chín già đổ ăn và làm thuốc chữa bệnh. Không nên dùng tay dể vặt quả khế. Không với, vin cành để lấy quả vì cành giòn dễ gãy và làm rụng quả non vì k h ế có quả chùm. Thu hoạch quả bằng rọ cán dài vừa dễ lựa chọn vừa khỏng gây hại cho cành và chùm quả. Những quả được chọn làm giống cần xử lý ngay : lấy hạt, xát nhem, phơi khô, bảo quản kín, tránh tiếp xúc với ánh sáng.

Một phần của tài liệu Nghề làm vườn phát triển cây ăn quả ở nước ta (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)