- Nhóm quả nhỏ : xoài tròn, xoài hôi (Yên Châu, Mai Sơn)
c) Nhân giống vô tính
Là cách để nhân nhanh những cây cho năng suất cao, ổn định và có những chỉ tiêu kinh tế tốt. Có rất nhiều phương pháp nhân giống vô tính, đối với cây điều nên áp đụng các sách sau đây :
+ C hiết cành : Thời vụ chiết cành thích hợp nhất là thấng 2-3 để đem trổng vào các tháng 6,7.
Cành chiết được chọn tốt nhất là những cành có chiều dài 30-40cm , có kích thước bằng chiếc bút chì, đường kính cành chiết vào khoảng 7-8mm . Nên chọn các cành m ọc từ các nãm trước và chưa ra hoa. Tại vị trí định chiết ngưòi ta bóc một khoanh vỏ dàì 30cm, cạo bỏ tầng phát sinh bằng lưỡi dao sắc, tránh không làm tổn thương lớp gỗ ờ phía dưới. Sau khi tách lớp vỏ ra, lấy rêu rong ẩm (rêu rong ở sông suối nước ngọt, không lấy rong rêu nước mặn) hoặc cát và m ạt cưa trộn đều đắp vào vết cắt xong lấy băng nilổng dày cỡ 0,1 Omm với kích thước 15 X 25cm bó lại và buôc chàt 2 đầu.
Sau 45-60 ngày ở vị trí chiết sẽ ra rễ non. Có thể quan sát được rễ điều xuất hiện qua m àng nilông trong suốt. Chờ đến 80-90 ngày tính từ sau khi chiết người ta tiến hành cắt ròi cành chiết ra khỏi thân cây mẹ, bằng lát cắt chữ V ở dưới vị trí
chiết. Việc tách rời cành chiết nên thực hiện thành 3 lần cắt : lần dầu cắt thành hình
chữ V vào sâu khoảng 1/3 đường kính cành, lẳn thứ 2 cắt sau lẳn đầu 10 ngày vào sâu đến 2/3 đường kính cành chiết, lần thứ 3 cắt sau lần thứ hai 1 tuần làm rời hẳn cành chiết.
Sau khi cắt rời cành chiết nên tỉa bớt lá trên cành chiết để làm giảm thoát hơi nước. Sau đó cẩn thận tháo bò băng quấn bên ngoài bầu và đem dưỡng cành chiết '.rong túi bầu có kích thước 45 X 30cm sau khi đã nhúng cành chiết vào dung dịch nước phân bò pha thêm lOg đạm trong 10 lít dung dịch trong 2 giờ. Nên dưỡng cành chiết ờ nơi thoáng má khoảng 3 tuẩn sau thì đem trồng ra vườn sản xuất. Cần chú ý là hệ rẽ của cành chiẽt dễ gãy, nên phần rễ ở túi bầu cần được phủ một lớp đất mịn và tưới nước bằng bình hương sen. Tỷ lệ cây sống ngoài vườn -sản xuất có thể đạt tới cao hơn 85%.
+ Ghép cành : Cành ghép được lấy trên những cây mẹ khoẻ mạnh khòng bị sâu bệnh gảy hại. Chiều dài cành ghép là 8-10cm. Chọn cành có màu nâu hoặc nâu nhạt, thường chọn cành 6-8 tháng tuổi, có đỉnh chồi no tròn. Không nên chọn cành ghép có đỉnh chồi đã ra hoa ở vụ trướe, hoặc chổi vượt.
Trước khi cắt lấy cành ghép, cần cắt bỏ phiến lá chỉ giữ lại cuống lá. Nên tiến hành cắt phiến lá 10 ngày trước khi ghép cành. Cần giữ cho cành ghép, nhất là đỉnh chổi không bị khò. Vì vây cần phải giữ ẩm cành ghép sau khi được cắt rời khỏi cây m ẹ bằng cách dùng túi nilong có chứa rêu ẩm hay mạt cưa. Nên rửa sạch bao và không nên dùng bao đựng phân bón để giữ cành ghép. Tốt nhất là dùng cành ghép ngay trong cùng ngày để ghép. Có các cách ghép cành sau đây :
- Ghép trên gỗ mềm : Cây con dùng làm gốc ghép có 30-40 ngày tuổi. Trên gốc ghép, người ta cắt bỏ ngọn, chừa lại 2 cặp lá. Việc ghép được thực hiện trên phần gốc mềm của gốc ghép. Từ chính giữa m ặt cắt của thân, dùng dao chẻ đôi thân đến độ sâu 3,5-4,5cm. Ở cành ghép, phía dưới gốc người ta vạt 2 đường cắt có dạng hình nêm , dài bằng vết chẻ trên thân gốc ghép, sau đó đặt cành ghép vừa khít vào vết chẻ này, dùng băng buộc bằng nilông dày cỡ 0,05m m để cố định chỗ ghép và dùng túi nilông kích thước 15 X 10 cm chụp lên cây để giữ độ ẩm cho đỉnh chồi và bảo vệ đỉnh chồi khỏi bị thối. Sau khi ghép xong đem cây vào nơi m át để khoảng 15 ngày. Trong khoảng thời gian này cành ghép sẽ đâm chồi. Sau 15 ngày bỏ bao chụp m ột cách nhẹ nhàng và đem cây ra để ở ngoài trời trong vườn ươm. Sau 3 tháng thì có thể tháo bỏ băng buộc chỗ ghép.
Cây con mới ghép cần được chăm sóc t ố t :
Loại bỏ tất cả những chổi nách nhú lên ờ trên thân gốc ghép. Việc này phải làm thường xuyên, vì chồi nách phát triển rất nhanh.
Tưới nước 2 lẩn 1 ngày vào sáng và chiều.
Sau 45 ngày, nếu cây ghép có triển vọng sinh trưởng tốt thì nên chuyển sang nơi khác và cắt bớt rễ cây nhú ra ngoài túi bầu. Việc này cần tiến hành đều đặn cho đến khi cây đem trồng ra vườn sản xuất.
Trường hợp phần trên của cành ghép bị khô, nhưng phần dưới vẫn còn xanh, thì cắt bỏ phần khô đi. Nếu chò ghép được thực hiện tốt thì sau 30-40 nhày chồi mới sẽ nảy mầm.
- Ghép vận ; Sử dụng cây con khoẻ mạnh 6 tháng tuổi làm gốc ghép. Ở phần gốc cành ghép dùng dao vát một lát nghiêng dài 3-4cm. ở cuối đường vát cắt m ột vết ngang ngắn, nhằm làm điểm dựa của cành ghép trên gốc ghép, Trên gốc ghép cũng
thực hiện m ộ t lát cắt tương tự n hư trên cành ghép, ở một bên thân của gốc ghép.
Điểm cắt cuối cùng trên gốc ghép cách mật đất 10-15cm. Sau đó, đem đặt khít vết cắt của cành ghép vào vết cắt trên gốc ghép rồi dùng nilông buộc lại. Chú ý là băng ni lông cần được buộc từ dưới lên sau đó lại quấn từ trên xuống dưới. Sau 3-4 tuần khi chỗ ghép liền hẳn người ta dùng kéo cắt gốc ghép ở phần trên chỗ ghép rhành ; một vệt cắt xiên để tránh đọng nước làm thối gốc ghép.
- Ghép bên : Cách này được thực hiện ngay tại vườn sản xuất, trên những cây 2-3 năm tuổi. Thường chọn những cây có năng suất kém làm gốc ghép. Trên gốc ghép, lấy dao rạch 3 đường thẳng theo 3 cạnh của một hình chữ nhật, một cạnh ờ phía trên, 2 cạnh ở 2 bên, cạnh ngang ở trên có chiều dài l,25cm , 2 cạnh dọc ò 2 bên có chiều dài 4cm , ở độ cao cách m ặt đất 15cm. Dùng dao nâng lớp vỏ trong hình chữ nhật lên, chú ý không làm tách rời vỏ ra khỏi cây. Cành ghép dài khoảng 8-10cm cũng được vát thành một vệt cắt có cùng kích thước nhu vết cắt hình chữ nhật trên gốc ghép. Đem cành ghép đặt vào dưới m iếng vỏ cây được nâng lên sao cho vết cắt của cành ghép vừa khít với vết cắt trên gốc ghép, M iếng vỏ cây được nâng lên sẽ ép vào giữ chặt lấy cành ghép.
Thời vụ ghép bên thích hợp nhất là vào m ùa mưa. Ghép bên có thể đạt tỷ lệ 70% cây sống.
d) Đ ẵn ngọn : Đây là biện pháp kỹ thuật tác động lên những cây điều già 8-15 tuổi và đang có năng suất thấp, phẩm chất hạt kém. Biộn pháp này nhàm trẻ hoá và nâng cao năng suất phẩm chất cây điều.
Các cây điểu này được đẵn ngọn ở độ cao 0,5-0,75m tính từ m ặt đất. Việc đẵn ngọn được thực hiện 2-3 tháng trước khi mùa mưa đến, sau vụ thu hoạch. Sau khi đẵn ngọn rất nhiều chồi phát triển, nhưng chỉ nên chọn và chừa lại khoảng 8-10 chồi khoẻ m ạnh, tốt, phân bố đều xung quanh gốc để sau này dùng làm gốc ghép theo phương pháp ghép gỗ mềm. Cây ghép sau 60-70 ngày phất triển tốt là đạt yêu cầu. Lúc đó chọn và chừa lại khoảng 5 cây ghép tốt nhất.
Sau khi đẩn ngọn, cần xử lý m ặt cắt thân cây bằng đung dịch Boocđô trừ nấm và đùng hắc ín bôi lên m ặt cắt để tránh làm thối mục thân cây. Các chồi non sau khi
cắt bỏ, dùng dung dịch BHC 50% bôi vào ngay để đề phòng sâu đục thân. Tỷ lệ cây phát triển tốt có thể đạt từ 50% đến 80% tuỳ theo điều kiện thời tiết.