- Nhóm quả nhỏ : xoài tròn, xoài hôi (Yên Châu, Mai Sơn)
e) Phòng trừ sâu bệnh hại điều
+ Sâu h ạ i : Đáng chú ý có các loài sau đây :
• Bọ xít muỗi (.Heỉopeỉtis antonìĩ) : Là loài sâu hại phổ biến ờ tất cả các vùng trồng điều nước ta.
Con trưởng thành có m àu nâu đỏ, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng.
Bọ trưởng thành cũng như bọ non đẻu gây hại. Chúng chích hút và làm hại các chồi non, lá non, cành hoa và quả non. ở vị trí sâu chích hút cây tiết ra một chất nhựa. Chúng dùng vòi chích vào phẫn mô mềm của cây, hút chất dinh dưỡng và tiết vào đó m ột chất làm cho vết chích bị thâm đen lại, tạo thành m ột đám tế bào hoại tử và hình thành vết sẹo. Thoạt đầu vết chích có dạng mọng nước, sau đó chuyển thành màu nâu hoăc đen.
Trên những chồi non hay chùm hoa mới nở, vết chích nhanh chóng được liền lại những chỏ bị hại dần dần khô đi. Nếu bọ xít muỗi chích vào lá thì trên phiến lá xuất hiên nhiếu chấm m àu đen hơi nâu, lá bị cong và có hình dáng khác thường. Hạt bị bọ xít m uỗi chích sẽ nhăn lại và khô, trên bề m ạt hạt xuất hiện nhiều đốm vảy màu nâu đen tròn.
Phòng t r ừ :
- Phun thuốc vào lúc cây đâm chồi non.
- Theo dõi sự phát sinh và phát triển của bọ xít trên vườn điểu. N ếu thấy bọ xít tiếp tục phát triển phun lần thứ 2 vào lúc cây bắt đầu ra hoa.
- Nếu bọ xít muỗi tiếp tục gây hại, phun lẳn thứ 3 vào lúc cây kết quả.
Lượng thuốc phun là 600-1.000 1/ha thuốc đã pha. phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối là những lúc bọ xít hoạt động mạnh.
• Sâu đục thân điều. Có 2 lo ạ i: Pỉocaederus/erruíỊeneus và Plocaederus obesus.
Đây là các loài xén tóc, thuộc bộ côn trùng cánh cứng. Plocơedenis
/eruiỊenneus có màu nâu dỏ và p. obesus có màu nâu hạt dẻ. Con trưởng thành dài 40-45cm . Khi sâu đục vào thân cây ở chỗ 16 đục xuất hiện vết nhựa cây cùng với các phần mềm của cây bị đùn ra ngoài. Nếu cành cây bị đục ìá cây bị vàng úa, cành cây bị khô héo và chết. Lớp vỏ cây nơi bị sâu đục bóc ra rất dễ dàng. Toàn bộ phần vỏ quanh khu vực này thường bị sâu non đục ở trong. Cũng có trường hợp sâu đục vào phẩn gỗ nằm sâu dưới lớp vỏ.
Phòng t r ừ :
- Thường xuyên theo dõi vườn điều, phát hiện kịp thời sâu hại khi chúng mới
xuất hiện.
- Lột bỏ lớp vỏ thân và rễ cây nơi bị sâu đục đem ra xa khỏi vườn điều vì trong lớp vỏ này có sâu non và trứng.
- Dùng dung dịch BHC 0,1 % bôi vào thân và rễ nơi đã lột vỏ. - Chặt bỏ cây chết vì sâu. Đào cả gốc và rễ cây đem đốt.
• M ọt đục nõn (Alcides sp). Mọt trưởng thành màu đen có vòi dài cứng, trên cánh phủ một lóp lông trông như rắc phấn cho nên có nơi gọi là bọ phấn. Bọ trưởng thành dài 12mm, bề ngang 3mm.
Bọ dùng vòi đục vào nõn non và đẻ trứng. Mỗi nõn bọ đẻ một trứng. Lá hoặc nõn bị đục chuyển màu vàng úa rồi khô héo. Sâu non đục phá phần bên trong của nõn và đùn ra nơi vết đục những hạt phân mọt. Sâu non có màu hơi vàng, đầu nâu. Sâu hoá nhộng ở đường hầm đục trong nõn. Cây bị sâu phá hại ngừng sinh trường và phát triển.
Phòng t r ừ.
- Bắt bằng tay khi mọt xuất hiện trên cây.
- Cắt bỏ các chồi non bị hại cắt xa xuống phía dưới để cắt bỏ cả sâu non và trứng đang đục ở trong chồi. Đem ra xa khỏi vườn và đốt.
- Phun thuốc khi m ọt xuất hiện với mật độ cao. • Câu cấu ăn lá (Hyponiei es sp.)
Con trưởng thành có màu xanh mạ non, có hàm rất khoẻ và đôi mắt lòi ra. Câu cấu rất năng động. Chúng thường ẩn nấp dưới lá. Nếu thấy động chúng giả chết trở thành bất động và rơi xuống đất.
Cấu cấu Irưởng thành dài 16mm. Chúng thường tập trung cắn phá điều non. Bắt đầu ãn từ rìa phiến lá rồi ãn dần đến gân lá. Nếu cây bị hại nghiêm trọng , toàn bộ lá non bị câu cấu ăn hết chỉ còn trơ lại cành.
PlìòníỊ trừ :
• Sâu róm đỏ ăn lá (Cricuỉa triỷenestrata)
Sâu trưởng thành là một loại bướm đêm màu nâu đỏ nổi rõ ờ cánh có 3 điểm sáng. Sâu róm đỏ rất phàm ăn, thân có màu nâu đậm. Chúng gây hại, làm rụng lá và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất điều. Sâu hoá nhộng trong kén tơ có lá bao quanh.
PhòỉỉiỊ trừ :
- Phun thuốc trừ sâu. • Sâu bao (Oiketicus sp.)
Sâu gặm ăn phần mô xanh của lá theo kiểu vòng tròn từ m ạt trên xuống. Chỗ bị sàu cắn, phiến lá khò đi, chuyển sang màu đỏ, trên mặt lá còn lại những lỗ khuyết. Trên các vườn điều sâu xuất hiện và gây hại một cách thất thường.
Phòng trỉr như đối với sâu róm đỏ ăn lá.
• Sâu rộp lá (sâu phỏng lá Acrocercops syngixima)
Sâu gây hại nghiêm trọng cho các cây điều non. Bướm đẻ trứng ở chồi non. Trứng nờ thành sâu và đục qua biểu bì lá gậm ăn phần mềm của lá, tạo thành các đường rãnh dưới lớp biểu bì và gây ra các vết rộp trên lá. Lá bị nhăn nheo và phát triển không binh thường.
Phòng 11 ừ :
- Phun thuốc photpham idon 0,05% hoặc penitrothion 0,05% • Sâu kết lá (Lamidư moncusưỉis)
Sâu trưởng thành là m ột loài bướm màu nâu đậm. Ấu trùng có màu nâu đỏ. Ấu trùng kết những lá non và hoa tự lại với nhau làm thành tổ và sống trong đó. Sâu non án lá, quả, hạt điều. Nhông được hình thành trong kén tơ và ỉá kết lại
Phòng trừ :
- Phun thuốc Fenitrothion nồng độ 0,05% hoặc Carbaryl nồng độ 0,15% . • Bọ trĩ. Có 2 loài : Seỉenothrips rubroànctus và'Rhiphoroĩhrips cruentatus.
Bọ trĩ thường ẩn nấp ờ mặt dưới lá, hút nhựa làm cho lá nhăn nheo và biến đổi màu sắc. Trong những tháng m ùa khô, chúng gây tác hại nghiêm trọng cho cây con trong vườn ươm. Bọ trĩ cũng có thể gây hại cho điều ở vườn sản xuất, ở một số trường hợp bọ trĩ cũng gây hại cho hoa điều.
Phòng t r ừ :
- Phun thuốc Fenitrothion 0,05%. + B ệnh hại điều
Bệnh hại điều thường phát sinh, phát triển và gây hại cho điều trong .điểu kiện ẩm độ cao. Thường gặp một số bệnh sau đây :
• Bệnh thối cổ rễ. Nguyên nhân gây bệnh là do một tập hợp các loại nấm ký sinh và bán ký sinh. Thường gặp là các loài ,ẾPhytophthora paỉmivora, Cyỉìndrodadium scoparìum, Pusarium sp., Pythium sp. v.v... Bệnh này rất phổ biến ở các vùng trồng điều và thường gây hại năng cho cây con trong vườn ươm. Bênh thường phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện bị ngâp nước hoặc cây con bị che bóng quá nhiểu.
Phòng t r ừ :
- Tránh không để ngập nước trên liếp ương điều con. Điều tiết độ che bóng cho điều con m ột cách phù hợp.
- Tưới dung dịch Boocđo 1% lên m ặt liếp khi bệnh bắt đầu xuất hiên.
• Bệnh chết khõ (còn gọi là bênh váng hồng) do nấm Corticium salmonicoỉor.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh là những đốm trắng xuất hiện trên vỏ các nhánh cây. Vào m ùa mưa trên các đốm trắng này xuất hiện các sợi nấm có m ang bào tử. Sau đó các đốm bệnh chuyển sang màu hồng (cho nên bệnh được gọi là vắng hồng). Trong các váng hồng có nhiều bào tử và sợi nấm. Dần dần vỏ cây bị bong ra, cành cây bị khô dần từ ngọn trở xuống.
Bộnh thường gây hại nặng ở các vưòn điều có mật độ dày. Bệnh xuất hiện nhiều trong mùa mưa.
Phòng trừ :
- Vệ sinh vườn điều. Chặt bỏ những cành cây nhiễm bệnh đem đốt. - Thường xuyên tỉa cành ở những vườn điều trồng quá dày.
- Bôi thuốc Boocđố 1 % vào các vết cắt.
- Ở những nơi bệnh thường xuyên suất hiện phun các loại thuốc có đổng để trừ bệnh. Số lần phun và nồng độ sử dụng theo hướng dẫn dùng thuốc in ở bao bì.
N goài các bệnh trên đây, còn có thể gặp các bệnh sau đây : • Bệnh đốm nâu trên lá do nấm Pestalozzia dichatea
• Bênh đốm xám trên lá do nấm Phomopsis anacardii
• Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioid
Đ ể phòng trừ các loại bệnh này, có thể dùng thuốc Boocdô và các loại thuôc chứa đồng, kẽm ỉíhác. Liểu lượng dùng theo hướng dẫn ở bao bì.