Phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng về khía cạnh khách hàng trong thực thi chiến lược tại viễn thông Tiền Giang (Trang 26)

Thị trường là tập hợp những người mua khác nhau về một hay nhiều mặt. Họ có thể khác nhau về mong muốn, sức mua, địa điểm, thái độ mua sắm và cách thức mua sắm. Người bán hàng có thể thiết kế ra các sản phẩm theo ý của từng người mua cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết người bán đều không thấy rằng việc chiều ý khách hàng khi bán sản phẩm cho từng người mua là có lợi. Thay vì vậy, họ phát hiện những nhóm người mua có những yêu cầu về sản phẩm, và phản ứng marketing khác biệt.

Phân khúc thị trường là chia thị trường ra thành những phân khúc nhỏ hơn, dễ nhận biết, nắm bắt và đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu của người mua. Có rất nhiều tiêu chí có thể dùng để phân khúc thị trường như các đặc điểm nhân khẩu học, địa lý, tâm lý và hành vi, thái độ. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra thêm nhiều tiêu chí bằng cách xem xét phản ứng của người tiêu dùng đối với những lợi ích được tìm kiếm, những dịp sử dụng hay nhãn hiệu của sản phẩm.

Khi đánh giá các khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp xem xét mức độ quy mô, mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường đối với những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty. Từ đó, công ty có thể chọn tham gia vào các khúc thị trường nào và những khúc thị trường nào làm mục tiêu định hướng cho chiến lược của công ty. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực để phát triển tốt hơn.

Một khi doanh nghiệp đã xác định và hướng đến các phân khúc thị trường của mình, họ có thể làm rõ các mục tiêu, thước đo cho những phân khúc mục tiêu

đó. Thường có hai nhóm thước đo chính đó là các thước đo trọng tâm như: thị phần, sự làm thỏa mãn khách hàng, khả năng giữ chân khách hàng, và nhóm thước đo thứ hai đại diện cho các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động, những nhân tố tạo ra sự khác biệt đối với kết quả về khách hàng, thể hiện những tập hợp giá trị mà công ty cố gắng mang lại cho khách hàng và phân khúc thị trường mục tiêu (Robert S.Kaplan & David P.Norton, 1996).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng về khía cạnh khách hàng trong thực thi chiến lược tại viễn thông Tiền Giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)