có sự đầu tư mạnh mẽ và các nhà lãnh đạo thường phó mặt việc triển khai BSC cho bộ phận này. Sẽ là sai lầm nếu như nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng chỉ cần bộ phận nhân sự hoặc nhóm công tác biết triển khai là đủ.
2.7.3 Trình độ nhân lực hạn chế
Để có thể lãnh đạo doanh nghiệp đi đến thành công thì đòi hỏi nhà lãnh đạo cần phải có trình độ, năng lực và khả năng lãnh đạo. Nhưng các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Việt Nam phần lớn còn chưa có đầy đủ trình độ đào tạo tương ứng với vị trí, chức vụ và quyền hạn của mình. Trình độ và năng lực quản lý hạn chế dẫn đến cách thức quản lý chưa phù hợp, thực tế còn tồn tại mô hình quản lý truyền thống, hình thức quản lý dựa trên kinh nghiệm làm việc lâu năm. Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng luôn biến đổi không ngừng đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có trình độ, năng lực phản ứng nhanh, phù hợp với sự thay đổi của môi trường hiện đại. Vì vậy có thể thấy doanh nghiệp sẽ khó thực hiện thành công mô hình quản lý BSC hiện đại.
Nhà quản lý tập quyền, thiếu năng lực quản lý, ngại thay đổi… ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực, hiểu biết của cấp dưới. Đó là lý do dễ hiểu rằng phần lớn nhân viên trong công ty chưa được biết về BSC là gì. Vì thế, công tác tuyên truyền phổ biến thông tin BSC đến nhân viên trong doanh nghiệp chưa được chú trọng và chưa đạt hiệu quả như mong muốn dẫn đến sự mơ hồ của nhân viên về BSC, về chiến lược và về công việc của họ sẽ góp phần như thế nào vào việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
2.7.4 Khó khăn trong việc xác định đúng chiến lược kinh doanh và xây dựng thước đo thước đo
Một lý do phổ biến khiến BSC không áp dụng thành công là do nhiều doanh nghiệp không xác định được rõ ràng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lược và mục tiêu để làm nền tảng cho việc áp dụng thẻ điểm cân bằng.
Nhưng khi có chiến lược khá tốt thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc diễn giải các mục tiêu chiến lược thành các thước đo cụ thể, xây dựng và đo lường các thước đo thường gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.