Tình hình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 44)

- Năng lực vận hành các quá trình: quá trình quản lý chiến lược (năng lực quản lý, chiến lược cạnh tranh, khả năng linh hoạt và thích ứng); quá trình sử

2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 45

Với việc áp dụng chặt chẽ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tăng cường khâu quản lý chi phí đầu vào, hợp lý hóa các công đoạn sản xuất để làm giảm giá thành sản phẩm qua đó làm giá bán, giúp sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Cùng với nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, trong năm qua BCC đã đạt được kết quả khả quan. Có thể khái quát bức tranh kết quả hoạt động SXKD của BCC năm 2011:

- Tổng sản lượng sản xuất năm 2011 là 7.516.846,79 tấn tăng 1.593.877,52 tấn tức là tăng 26,91 % so với năm 2009 là do dây chuyền số 3 đi vào hoạt động ổn định, tăng năng suất thiết bị máy móc. Và so với năm 2010, sản lượng sản xuất năm 2011 giảm 68.035,53 tấn tức giảm 0,89% là do xi măng trong nước hiện nguồn cung đã dư thừa so với nhu cầu thực tế, vi vậy Công ty giảm lượng sản xuất. Trong đó, sản lượng sản xuất Clinker chiếm tỷ trọng lớn nhất, thực hiện vượt 9,47% so với năm 2009 và vượt 8,48% so với năm 2010. Xi măng gia công năm 2010 lại tăng 76.322,83 tấn so với 2009 là do giữa năm 2010 trạm nghiền xi măng Bỉm Sơn tại Quảng Trị chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ chính là gia công xi măng để cung cấp cho một số tỉnh miền Trung.

- Nhờ thực hiện nhiều giải pháp nhằm kích cầu nên năm qua tổng sản phẩm tiêu thụ của BCC đạt 3.627.759,28 tấn. Bên cạnh đó, so với thực hiện năm 2019 thì hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức trong đó xi măng rời tăng 6% và Clinker tăng 27%. Đến năm 2010 các chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng, với mức tăng lần lượt là 14% và 355% . Đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận của toàn thể đội ngũ CBCNV khi mà thị trường xi măng gặp nhiều khó khăn. Trong đó, Clinker là có mức tiêu thụ ấn tượng nhất, tăng 355% so với năm 2010. Nguyên nhân do BCC đã chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu và cung

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 46

cấp cho xi măng Hà Tiên 1 với số lượng lớn (nhu cầu Clinker của xi măng Hà Tiên 1 cao khi sát nhập với Công ty xi măng Hà Tiên 2).

Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động SXKD năm 2011 của BCC

Chỉ tiêu TH 2009 TH 2010 TH 2011 So ánh (%) TH 2009 TH 2010 SL sản xuất Clinker 2.631.476,2 2.655.491,33 2.880.677 109,47 108,48 Xi măng rời 1.376.333,69 1.972.270,75 2.251.544,29 163,59 114,16 Xi măng bao 1.751.154,84 2.716.792,87 2.223.966,65 127 81,86 Xi măng bao gia công 164.004,54 240.327,37 160.658,85 97,96 66,85 SL tiêu thụ 2.659.647,56 3.297.962,98 3.627.759,28 124 110 Xi măng bao 2.538.417,92 2.709.547,22 2.411.497,03 95 89 Xi măng rời 86.204,71 80.155 91.377 106 114 Clinker 885.736.21 247.227,47 1.124.884,99 127 455 Doanh thu 2.422.518,59 2.720.749,1 3.287.082,57 135,68 120,81 LNTT 227.060,86 64.254,15 57.303,34 25,23 89,18 LNST 198.131,54 54.681,05 49.565,45 25,01 90,64 (Nguồn: Phòng KTTKTC)

- Nhờ kết quả tiêu thụ sản phẩm khả quan trên mà doanh thu tiêu thụ của Công ty đạt được là 3.287.082,57 triệu đồng, vượt 20,81% so với năm 2010 và tăng 35,68% so với thực hiện năm 2009. Nguyên nhân là do tổng sản lượng tiêu

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 47

thụ tăng 24% so với năm 2009 và tăng 10% so với 2010. Mặt khác, giá bán của Công ty cũng được điều chỉnh tăng do tốc độ tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào như than, xăng dầu và điện..quá cao đẩy giá thành sản xuất tăng cao.

- Ngược lại với xu hướng tăng của doanh thu, lợi nhuận ròng thu được lại giảm 74,99% so với năm 2009 và 9,36% so với thực hiện năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng quá cao (Than tăng 88%; điện tăng 20,09%; xăng dầu tăng 32-42%). Cộng thêm vào đó là tỷ giá ngoại tệ và lãi suất ngân hàng cũng tăng cao, làm cho chi phí tài chính của BCC càng lớn, làm giảm lợi nhuận thu được.

Tóm lại, với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng với nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng hơn 30 năm trên thị trường. Sản lượng sản xuất tuy có giảm về số lượng nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn đảm bảo tăng qua các năm là do Công ty nhận thức được những diễn biến khó khăn của thị trường nên tập trung vào công tác marketing (áp dụng giá linh hoạt ở từng phân khúc thị trường, tiến hành khuyến mãi quy mô lớn để thu hút khách hàng...). Nhờ vậy, doanh thu của Công ty cũng biến động theo xu hướng tăng, tuy nhiên lợi nhuận lại giảm mạnh do chi phí giá vốn tăng và chi phí tài chính (lãi vay) tăng mạnh. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động SXKD trong những năm tới Công ty cần tập trung vào khâu kiểm soát chi phí, tránh sử dụng lãng phí và gây thất thoát. Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa đến khâu tiêu thụ, đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm tìm kiếm khách hàng mới ở các thi trường tiềm năng và có chính sách giá hợp lý để giữ chân khách hàng cũ, giữ vững thị phần ở các thị trường cốt lõi.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 48

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)