Môi trƣờng chính trị

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 48)

- Năng lực vận hành các quá trình: quá trình quản lý chiến lược (năng lực quản lý, chiến lược cạnh tranh, khả năng linh hoạt và thích ứng); quá trình sử

2.2.1.2Môi trƣờng chính trị

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 49

Việt Nam được xếp hạng mức độ ổn định chính trị cao, là một lợi thế quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư, trong đó ngành xi măng là một trong những ngành được đặc biệt quan tâm vì tốc độ phát triển cao.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đang trong quá trình hoàn thiện, việc thực thi chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách Nhà nước sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động SXKD của các Công ty. Luật và các quy định để bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam còn lỏng lẻo, các Công ty có nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa cao.

Mặt khác, chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực mở cửa thị trường, giao lưu hợp tác với các nước và gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế. Đầu tư của các Công ty vào lĩnh vực khai thác nguyên vật liệu cho sản xuất xi măng còn hạn chế do thời gian và thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản đối với các dự án còn khó khăn.

2.2.1.3 Môi trƣờng khoa học công nghệ

Công nghệ sản xuất xi măng ở Việt Nam phần lớn là được chuyển giao từ các nước Tây Âu và Nhật Bản. Do đó cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ KHKT cao để tiếp thu và vận hành.Công nghệ sản xuất xi măng lò quay hiện đại đang được sử dụng nhiều sẽ dần thay thế xi măng lò đứng, buộc các Công ty phải có những sự đầu tư cải tiến về công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hoạt động.

Công nghệ lò quay giúp tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm cao hơn, giảm nhân công trực tiếp do đó có điều kiện giảm chi phí. Tuy nhiên, sản xuất xi măng là một ngành kinh doanh cần nhiều vốn đầu tư, đặc biệt cho dây chuyền sản xuất và công

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 50

nghệ. Theo khảo sát của Hiệp hội xi măng thời gian để đưa một dự án xi măng vào sản xuất mất khoảng từ 4 - 6 năm (đối với DNNN) và khoảng từ 2- 3 năm đối với Công ty cổ phần và liên doanh. Do đó có thể nói vốn đầu tư cho công nghệ sản xuất cũng là sức ép đối với các Công ty muốn gia nhập ngành xi măng.

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 48)