Kiến nghị đối với Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 110)

- Bắt đầu Kết thúc

3.3.2 Kiến nghị đối với Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

Các cơ quan chức năng của Chính phủ cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các Công ty và hiệp hội Công ty làm cơ sở để Công ty có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình. Công ty cần chủ động trong việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình như rà soát lại và điều chỉnh đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy tối đa công suất, tiết kiệm chi phí, đổi mới thiết bị, tăng năng suất, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, đa dạng thị trường xuất khẩu, sử dụng các công cụ chống rủi ro, thương lượng với đối tác để điều chỉnh tăng giá bán đối với các hợp đồng đã ký và hợp đồng mới, tìm nguồn cung cấp mới, nguyên liệu thay thế rẻ hơn, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng...

- Xây dựng các quy chế, quy định, nội quy khoa học hợp lý cho các Công ty thành viên áp dụng theo

- Thực hiện nghiêm minh những quy định pháp luật của nhà nước nhất là chống tham nhũng.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 111

trong Vicem

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên trong toàn Vicem để khen thưởng và kỷ luật kịp thời. Làm trong sạch vững mạnh đội ngũ lao động trong Vicem

- Đầu tư hỗ trợ kinh phí đào tạo trong và ngoài nước cho lao động làm việc trong lĩnh vực xi măng, từ đó có thể nâng cao trình độ công nhân viên của Công ty, giúp cho Công ty nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả SXKD.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền KTTT nói chung và đối với Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty khi mà áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Mục tiêu cuối cùng của việc nâng cao NLCT là ổn định và tối đa hóa lợi nhuận, chiếm lĩnh được thị trường và khẳng định được vị thế của Công ty trên thị trường. Muốn đạt được mục tiêu đó Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, làm tăng uy tín của sản phẩm, sử dụng vốn hiệu quả và tập trung đầu tư vốn cho hoạt động marketing. Nắm bắt và phát huy hiệu quả các yếu tố cấu thành nên NLCT sẽ giúp Công ty có được vị trí vững chắc trên thương trường.

Qua đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn” đã phần nào làm sáng tỏ được các yếu tố cấu thành nên NLCT của BCC, những điểm mạnh cũng như yếu kém còn tồn tại của Công ty. Căn cứ vào nguyên nhân của những tồn tại và định hướng phát triển của Công ty nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao NLCT cho BCC trong thời gian

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 112

tới. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung của đề tài mới chỉ đề cập đến các yếu tố cấu thành và đo lường các chỉ tiêu đánh giá NLCT “tĩnh” của Công ty mà chưa đi vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá NLCT “động” là do các chỉ tiêu này thường là định tính, muốn xác định cần phải thu thập số liệu thông qua các phiếu điều tra. Vì vậy, để đề tài có ý nghĩa hơn trong thực tế, dưới đây e xin đề xuất hướng nghiên cứu mới .

Đề xuất hướng nghiên cứu mới

Trong bối cảnh tốc độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng cao, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn. Các Công ty muốn tồn tại và phát triển trên thị trường luôn cần phải nhận dạng, xây dựng, củng cố và phát triển các nguồn tạo nên năng lực động một cách có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường, để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một cách bền vững. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đang nỗ lực khám phá ra các yếu tố có khả năng tạo nên nguồn lực động của Công ty cũng như đánh giá vai trò của nó đối với hoạt động SXKD của Công ty.

Nguồn lực có thể trở thành năng lực động là những nguồn lực thỏa mãn bốn đặc điểm, đó là (1) có giá trị, (2) hiếm, (3) khó thay thế, và (4) khó bị bắt chước, thường gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Nonsubstitutable).

Năng lực động được định nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng, và định dạng lại những tiềm năng của Công ty để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”. Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, các Công ty phải luôn nỗ lực xác định, nuôi dưỡng, phát triển, và sử dụng năng lực động một cách có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 113

cách sáng tạo. Bốn yếu tố vô hình tạo nên năng lực động của Công ty (thỏa mãn tiêu chí VRIN) được xem xét ở đây bao gồm

Năng lực marketing

Khi ngành marketing truyền thống chuyển từ mô hình marketing hỗn hợp 4P sang mô hình marketing mối quan hệ thì marketing là quá trình thiết lập, duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để thỏa mãn mục tiêu của các thành viên trong mối quan hệ này. Vì vậy, năng lực marketing được xây dựng trên 4 thành phần cơ bản sau:

- Đáp ứng khách hàng thể hiện sự đáp ứng của Công ty theo sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng.

- Phản ứng với đối thủ cạnh tranh thể hiện sự theo dõi của Công ty đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

- Thích ứng với môi trường vĩ mô thể hiện việc Công ty theo dõi sự thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh.

- Chất lượng mối quan hệ với đối tác thể hiện mức độ Công ty đạt được chất lượng mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các cấp chính quyền có liên quan

Lý thuyết về định hướng thị trường cũng chỉ ra rằng, đáp ứng với sự thay đổi của khách hàng và đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô là điểm then chốt dẫn đến sự thành công của Công ty (có giá trị). Đáp ứng thị trường là một yếu tố văn hóa Công ty mà không phải tất cả Công ty nào cũng có (hiếm) và mỗi Công ty dựa vào nguồn lực của mình có những cách thức đáp ứng thị trường khác nhau. Công ty này không thể bắt chước Công ty khác được (không dễ dàng bắt chước được). Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được sự thay đổi của thị trường thì Công

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 114

ty sẽ bị đào thải (không thể thay thế được). Vì vậy, năng lực đáp ứng thị trường thỏa mãn các thuộc tính VRIN nên nó là một yếu tố của năng lực động Công ty.

Định hướng kinh doanh của Công ty

Ở đây, định hướng kinh doanh được xây dựng bao gồm hai thành phần chính, đó là năng lực chấp nhận mạo hiểm và năng lực chủ động trong kinh doanh:

- Năng lực chấp nhận mạo hiểm: Các Công ty tham gia thị trường đều phải đương đầu với rủi ro. Chấp nhận rủi ro thể hiện sự cam kết của nhà kinh doanh trong việc đầu tư nguồn lực lớn cho các dự án kinh doanh có khả năng thu lợi cao.

- Năng lực chủ động: Là quá trình Công ty dự báo yêu cầu của thị trường (trong tương lai) và khả năng chủ động đáp ứng với đòi hỏi này.

Năng lực sáng tạo của Công ty

Năng lực sáng tạo là phương tiện làm thay đổi Công ty - là phương tiện để đạt được những cải tiến và phát minh cho Công ty - vì nó nói lên sự mong muốn của Công ty khắc phục những lề lối, thói quen không còn phù hợp trong kinh doanh và theo đuổi những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phù hợp với yêu cầu cạnh tranh. Điều này có thể do phản ứng lại với thay đổi của môi trường bên trong hay bên ngoài Công ty, hoặc là tiên phong để dẫn đạo thị trường. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, Công ty phải tạo ra những thay đổi có năng lực sáng tạo để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và làm tăng kết quả kinh doanh của Công ty.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 115

Định hướng học hỏi nói lên các hoạt động của tổ chức nhằm tạo ra tri thức và ứng dụng chúng trong hoạt động SXKD để nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty. Định hướng học hỏi bao gồm ba thành phần chính

- Cam kết của Công ty với việc học hỏi của các thành viên : phản ánh giá trị cơ bản của Công ty thông qua nỗ lực hình thành văn hóa học hỏi trong Công ty. Công ty phải luôn quan niệm quá trình học hỏi của mỗi thành viên là một quá trình đầu tư (không phải là chi phí) và là một động lực tạo nên lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

- Chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong Công ty: Các thành viên trong Công ty được chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của Công ty và cùng nhau nỗ lực để đạt được chúng.

- Có xu hướng thoáng trong hoạt động quản trị điều hành công: Công ty luôn luôn đánh giá lại những giá trị và niềm tin đã được thiết lập và chấp nhận những thay đổi.

BCC cần chú ý là để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững, không những chỉ đầu tư và các yếu tố hữu hình như công nghệ sản xuất và sản phẩm mà cần phải tập trung vào các yếu tố vô hình.

Do trình độ lý luận và khả năng nắm bắt thực tế còn hạn chế, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo để đề tài khóa luận thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Một lần nữa em xin trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 116

các anh chị trong phòng Kinh tế kế hoạch - Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã giúp em hoàn thành đề tài khóa luận này.

Thanh Hóa, ngày tháng 05 năm 2012

Sinh viên Mai Thị Thắm

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)