Đối thủ cạnh tranh hiện tạ

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 50)

- Năng lực vận hành các quá trình: quá trình quản lý chiến lược (năng lực quản lý, chiến lược cạnh tranh, khả năng linh hoạt và thích ứng); quá trình sử

2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tạ

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của BCC là cuộc cạnh tranh của các Công ty sản xuất trongg ngành. Năm 1997, với sự tham gia của các Công ty liên doanh đã làm thay đổi cơ cấu thị trường, từ thị trường độc

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 51

quyền chuyển sang thị trường đa dạng hình thức sở hữu và cạnh tranh. Hiện tại, cả nước có 68 Công ty sản xuất xi măng với khoảng 108 dây chuyền đang hoạt động tức là trung bình ít nhấtmỗi tỉnh có một nhà máy xi măng. Con số này cũng đã gây áp lực cho các Công ty trong ngành nhất là khi các sản phẩm xi măng không có quá nhiều khác biệt, các nhãn hiệu có thể dễ dàng thay thế cho nhau. Đặc biệt, ngành xi măng đã chuyển từ trạng thái “cung nhỏ hơn cầu” (2006 – 2008) sang trạng thái “cung lớn hơn cầu” (từ năm 2009). Do đó, việc chiếm lĩnh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới là yếu tố sống còn đối với Công ty.

Xét về công nghệ: có khoảng 80 dây chuyền sử dụng công nghệ sản xuất xi măng lò quay khô, trong đó một số Công ty có công suất tương đương với BCC như xi măng Bút Sơn (3 triệu tấn/năm), xi măng Hoàng Thạch (3,5 triệu tấn/năm), xi măng Nghi Sơn (4,3 triệu tấn/năm)...là những đối thủ cạnh tranh với BCC về chất lượng sản phẩm.

Xét về khía cạnh thị phần, hiện nay Công ty xi măng Holcim Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất khoảng 9%, tiếp đó là xi măng Hà Tiên 1 là 7%. Đây là những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của BCC.

Xét về vị trí địa lý, do yêu cầu bảo quản, do khối lượng/1 đơn vị thể tích lớn hơn các mặt hàng khác nên việc vận chuyển xi măng khó khăn, chi phí cao. Thông thường, các nhà máy xi măng được đặt gần vùng nguyên liệu và khu vực tiêu thụ có tính chất địa phương, bán kính khoảng 100 – 200 km quanh nhà máy. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh chính trực tiếp với khả năng tiêu thụ sản phẩm của BCC là xi măng Bút Sơn (Hà Nam), xi măng Hoàng Mai ( Nghệ An)...

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 52

Tóm lại, áp lực cạnh tranh nội bộ ngành ở miền Bắc và là khá cao và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh với BCC cũng là không nhỏ.

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)