Quyền lực khách hàng

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 52)

- Năng lực vận hành các quá trình: quá trình quản lý chiến lược (năng lực quản lý, chiến lược cạnh tranh, khả năng linh hoạt và thích ứng); quá trình sử

2.3.2.3Quyền lực khách hàng

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 53

Thị trường được hiểu là những nhóm khách hàng. Quyền lực thương lượng của nhóm khách hàng này xét về tổng thể là một trong những lực lượng cạnh tranh cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của BCC. Sự lựa chọn khách hàng có thể tác động đến sự tăng trưởng của Công ty và có thể giảm tới mức tối thiểu quyền lực cảu khách hàng.

Khách hàng của BCC gồm: nhóm tiêu thụ nhỏ lẻ (các hộ gia đình, công trình xây dựng dân dụng nhỏ), khách hàng lớn (chủ yếu là Công ty xi măng Hà Tiên 1, công ty xi măng Hải Vân). Tuy nhiên, BCC chủ yếu tiêu thụ sản phẩm ở khu vực dân cư. Trên thực tế, do vai trò điều tiết của Nhà nước, Hiệp hội xi măng, Vicem là rất lớn nên giá bán của BCC nằm trong khung giá quy định. Bên cạnh đó, do tính chất của sản phẩm (xi măng là loại sản phẩm có trọng lượng nặng so với giá trị, chi phí vận chuyển, phân phối cao và phụ thuộc theo vùng) và công suất thiết kế của nhà máy nên việc tiêu thụ chủ yếu ở quanh khu vực của Công ty. Việc chuyển đổi giữa các nhà sản xuất không tốn nhiều thời gian và chi phí; sự gắn bó của khách hàng đối với thương hiệu sản phẩm thường không cao; các nhà phân phối chuyên nghiệp ngày càng nhiều với sự xuất hiện các đại lý vật liệu xây dựng có nhu cầu đặt hàng lớn. Việc phân phối và tìm kiếm khách hàng nhỏ lẻ không còn là áp lực lớn đối với BCC.. Do đó, khách hàng không có khả năng tạo áp lực giảm giá đối với sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 52)