Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi và tiêu thụ dê của các hộ nông dân tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (Trang 45)

• Số liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã được thu thập từ ban thống kê xã.

• Các báo cáo tổng kết hàng năm của ban thống kê xã về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ dê của xã.

• Các thông tin, số liệu về chăn nuôi, tiêu thụ của nước ta được thu thập qua mạng internet.

• Các báo cáo tổng kết, những số liệu, tài liệu có liên quan của UBND xã Xuân Trường, UBND huyện Bảo Lạc, Phòng nông nghiệp và Phát triên nông thôn huyện Bảo Lạc...và các số liệu, tài liệu của các cơ sở sản xuất chăn nuôi, kinh doanh có liên quan trên địa bàn nghiên cứu.

• Các thông tin liên quan trong các nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ dê đã được công bố.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu là phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu. Điều tra hộ nông dân được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về chăn nuôi và tiêu thụ dê của gia đình theo mẫu bảng hỏi chuẩn bị trước.

Bên cạnh đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo UBND xã, các ban ngành, các cơ quan quản lý của xã có liên quan để thu thập thông tin.

Lựa chọn các hộ điều tra đảm bảo mang tính đại diện cho các hộ trong xã nhằm đánh giá đúng thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ dê của các nông hộ. Được tiến hành chọn theo phương pháp chọn mẫu điển hình phân loại có sự tham gia góp ý của cán bộ lãnh đạo, cán bộ khuyến nông xã, phòng Nông nghiệp và PTNT.

Do các hộ chăn nuôi chưa có kiến thức nuôi dê, không biết áp dụng nhiều phương pháp hiện đại vào chăn nuôi nên quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún chưa tập trung. Còn nhiều hộ chỉ chăn nuôi dê với số lượng rất ít chỉ có vài con, có thể do dịch bệnh nên số lượng dê càng ngày càng giảm. Tuy nhiên, có rất nhiều hộ nông dân mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, chăn

nuôi xa khu vực dân cư nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vì các hộ chăn nuôi dê với số lượng dê khác nhau, các hộ chăn nuôi dê dưới 20 con/đàn rất ít, nhưng các hộ chăn nuôi trên 20 con/đàn lại rất cao. Để đánh giá đúng hơn về hiệu quả phát triển chăn nuôi dê của các hộ chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của cả xã tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên các hộ chăn nuôi dê tại 3 xóm điển hình chăn nuôi dê với số lượng lớn bao gồm xóm Nà Chộc, xóm Bản Chuồng, xóm Nà Đỏng. Chọn ra 40 hộ làm mẫu điều tra và phân các hộ chăn nuôi dê theo quy mô chăn nuôi nhỏ, trung bình và lớn.

Bảng 3.4 Phân tổ các hộ chăn nuôi dê theo quy mô

Phân tổ Số lượng (con) Số hộ

Hộ chăn nuôi QM nhỏ Dưới 20 con/hộ 11

Hộ chăn nuôi QM TB Từ 20 – 40 con/hộ 12

Hộ chăn nuôi QM lớn Trên 40 con/hộ 17

Tổng 40

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi và tiêu thụ dê của các hộ nông dân tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w