0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Tình hình phát triển chăn nuôi dê của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 52 -52 )

4.1.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi dê của xã rất phát triển. chăn nuôi dê không còn phân tán, theo quy mô nhỏ lẻ như trước nữa. Để tiến hành nghiên cứu thực trạng chăn nuôi dê trên địa bàn xã tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên các hộ chăn nuôi dê ở 3 xóm. Đây là những xóm đại diện cho các hộ chăn nuôi dê trên địa bàn xã. Khi tiến hành điều tra tôi điều tra theo các hộ chăn nuôi dê có quy mô chăn nuôi nhỏ, trung bình và lớn của các xóm. Cơ cấu các nhóm hộ

chăn nuôi theo quy mô được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4.1 Quy mô chăn nuôi dê của các hộ nông dân xã Xuân Trường năm 2014

Trong tổng số các hộ điều tra nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô lớn chiếm 42,5%, các hộ chăn nuôi theo quy mô trung bình là 30% và quy mô nhỏ là 27,5%.

Qua bảng 4.2 ta thấy, các chủ hộ có quy mô chăn nuôi lớn có độ tuổi trung bình là 49,6 tuổi, lớn hơn so với độ tuổi của các hộ có quy mô nhỏ và các hộ quy mô trung bình. Các hộ có quy mô trung bình có độ tuổi trung bình 39,1 tuổi, độ tuổi so với độ tuổi của các hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ là 38,2 tuổi không chênh lệch quá lớn. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra là khá cao trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra là khá cao và hầu như tốt nghiệp cấp II nhưng tỷ lệ hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ có đến 54,55% học hết cấp III, tuy nhiên do độ tuổi còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi dê với số năm bình quân chăn nuôi dê chỉ 3,45 năm nên họ chưa mạnh dạn đầu tư để mở rộng quy mô chăn nuôi.

tiếp thu kiến thức khoa học, mạnh dạn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dám đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi so với những chủ hộ có độ tuổi lớn hơn. Các hộ chăn nuôi có quy mô lớn lại có độ tuổi trung bình rất cao là 49,6 tuổi nhưng họ lại mạnh dạn đầu tư, vì các hộ nông dân này đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi đàn dê và những kinh nghiệm truyền thống lâu đời mà cha ông truyền lại.

Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2015 (tính BQ/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ

QM nhỏ QM TB QM lớn 1.Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 38,2 39,1 49,6

2.Trình độ văn hóa của chủ hộ

2.1 Cấp I % 18,18 41,67 29,41 2.2 Cấp II % 27,27 33,34 47,1 2.3 Cấp III % 54,55 25 23,52

3. Số năm BQ chăn nuôi dê Năm 3,45 4,75 8,05

4. Bình quân nhân khẩu/hộ Người 4,00 3,83 4,58

5. Bình quân lao động/hộ Người 2,82 3,00 3,94

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Những chủ hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ có số năm kinh nghiêm chăn nuôi dê khoảng 3,45 năm, nhỏ nhất trong ba quy mô chăn nuôi. Số năm kinh nghiệm trung bình của các hộ chăn nuôi với quy mô lớn là 8,05 năm và các hộ chăn nuôi trung bình là 4,75 năm. Điều đó nói lên rằng các hộ chăn nuôi đều là những người có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi dê. Các hộ chăn nuôi có quy mô càng lớn thì số năm chăn nuôi dê càng lớn và có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi. Vì vậy, các hộ chăn nuôi với số năm kinh nghiệm cao sẽ mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi. Kinh nghiệm chăn nuôi dê được thể hiện rõ nhất qua khâu chọn giống trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi dê nói riêng thì kinh nghiệm người nông dân rất quý báu, nó

được đúc kết từ thế hệ này sang thế hệ khác và góp phần không nhỏ trong công việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Các hộ chăn nuôi dê chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, 100% số hộ điều tra đều không thuê lao động, chỉ cần 1 – 2 lao động là có thể tổ chức quản lý sản xuất chăn nuôi. Với nhóm quy mô chăn nuôi nhỏ chỉ cần một lao động là có thể quản lý chăm sóc cho đàn dê, đối với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn cần 2 – 3 lao động. Vì các hộ nuôi dê chủ yếu chăn thả dê ngoài cánh đồng hay trên đồi núi dê có thể tự tìm kiếm thức ăn, người chăn nuôi chỉ dành nhiều thời gian quản lý đàn dê nên chỉ cần lao động gia đình là có thể chăm sóc được đàn dê hiệu quả.

4.1.2.2 Tình hình chăn nuôi dê ở các hộ điều tra

Qua khảo sát thực tế 3 xóm về tình hình chăn nuôi dê trong thời gian gần đây ở xã Xuân Trường cho thấy: Quy mô đàn dê của các hộ chăn nuôi của xã so với mặt bằng chung của cả huyện thì các hộ chăn nuôi còn nhỏ, manh mún, tồn tại nhiều hộ chăn nuôi mang tính tận dụng sản phẩm thấp kém của trồng trọt và lượng thức ăn phế phụ phẩm từ sinh hoat, không có nơi chăn thả dê không biết tận dụng đồng cỏ tự nhiên nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao. Những hộ chăn nuôi quy mô trung bình và quy mô nhỏ còn rất ít kinh nghiệm, nằm rải rác ở các xóm trong xã. Đa số các hộ gia đình đã và đang chăn nuôi dê chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất vì thế mà quy mô chăn nuôi dê vẫn còn nhỏ lẻ.

 Phương thức chăn nuôi dê

Qua điều tra cho thấy trong các hộ điều tra còn tồn tại hai phương thức chăn nuôi đó là quảng canh, bán thâm canh. Với phương thức chăn nuôi quảng canh, dê được chăn thả hoàn toàn, tự tìm kiếm và chọn lọc những loại thức ăn đa dạng trong tự nhiên (cần bổ sung thêm ít sắn, khoai, cám, ngô và cỏ, lá tại chuồng). Với những hộ chăn nuôi theo phương thức này chủ yếu là

những hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, có ít vốn đầu tư, không chủ động được nguồn thức ăn cho dê.

Chăn nuôi bán thâm canh là phương thức nuôi phổ biến và phù hợp nhất trong điều kiện chăn nuôi của xã. Với phương thức này, dê được nuôi nhốt kết hợp chăn dắt luân phiên ở khu vực quanh nhà, đồi núi gần nhà. Khi có khá vốn và chủ động được khoảng 40 - 60% thức ăn nên nuôi bán thâm canh, nuôi nhốt kết hợp với chăn thả. Đàn dê có thể kiếm được nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng.

Các hộ chăn nuôi dê chủ yếu chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh chiếm đến 87,5% vì vị trí địa lý rất thích hợp cho việc chăn thả dê, có đồng cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn phong phú cho dê. Việc chăn thả dê của chỉ được thả những mùa mà các hộ nông dân không trồng các ngô trên đồi, trên rẫy, nếu chăn thả sẽ gây ảnh hưởng đến hoa màu của các hộ nông dân khác thậm chí gây thiệt hại. Vì thế nên các hộ chăn nuôi dê thường sẽ nhốt dê tại chuồng được xây dựng gần nhà để thuận lợi chi việc chăn nuôi và chăm sóc chúng.

Có 12,5% các hộ chăn nuôi dê theo phương thức quảng canh. Đây là phương thức chăn thả dê là chủ yếu, các hộ chăn nuôi theo phương thức này thường có đất đai hay một ngọn đồi ở ngoài khu dân cư của gia đình mình, hộ sẽ chăn thả dê tại đó mà không gây ảnh hưởng đến các hộ nông dân khác. Hộ sẽ làm chuồng ở đó và chăm sóc cho đàn dê.

Xã Xuân Trường là một xã bao quanh là đồi núi, thích hợp cho việc chăn thả dê trên đồi núi vậy nên không có hộ chăn nuôi dê nào chăn nuôi theo phương thức thâm canh. Đó cũng là một thuận lợi để đàn dê tự tìm kiếm thức ăn.

 Hình thức chăn nuôi

Các hộ chăn nuôi dê ở xã Xuân Trường chủ yếu chăn nuôi dê theo hai hình thức chủ yếu: chỉ nuôi dê thịt và nuôi kết hợp từ dê giống đến dê thịt.

Với tổng số 40 hộ điều tra thì có tới 28 hộ chăn nuôi dê theo hình thức nuôi khép kín từ dê giống đến dê thịt chiếm 70%. Những hộ này tự gây giống,

nuôi cả dê cái và dê đực để tự gây giống hoặc mua giống từ bên ngoài khi thiếu chưa đủ đàn hoặc bán giống khi thừa và đủ nuôi. Chỉ có 12 hộ chăn nuôi dê thịt chiếm 30% trong tổng số hộ điều tra, những hộ chuyên nuôi dê thịt phải mua giống bên ngoài do mua rất nhiều nơi như: cơ sở giống, chợ, thương lái, nông dân khác,…. Do đó khả năng mang mầm bệnh cho đàn dê là rất lớn, phụ thuộc vào giá cả đầu vào do đó không ổn định đầu vào cũng như con giống.

Qua phân tích, những hộ chăn nuôi dê theo hình thức khép kín từ dê giống đến dê thịt là những hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, dám đầu tư, không sợ rủi ro, họ tự gây giống dê để phát triển dê thịt như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí do đó nâng cao thu nhập, tránh được dịch bệnh từ bên ngoài, giảm phụ thuộc vào giá cả đầu vào.

Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi dê của các hộ điều tra năm 2014 (tính BQ/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT QM nhỏ QM TB QM lớn

A.Tổng số hộ điều tra Hộ 11 12 17

1.Họ chuyên nuôi dê thịt Hộ 8 3 1

Số dê thịt BQ/hộ/năm Con 6,5 13,7 27

2.Hộ nuôi khép kín từ dê giống

đến dê thịt Hộ 3 9 16

Số dê giống BQ/hộ Con 4 5,7 10,25 Số dê thịt BQ /hộ/năm Con 6,7 11,8 19,8

B.Các chỉ tiêu phân tích

Thời gian nuôi TB/lứa Tháng 12,45 12,2 12,3 Trọng lượng xuất chuồng BQ Kg 39,6 39,7 39,05

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Số hộ chăn nuôi chuyên chăn nuôi dê thịt chủ yếu thuộc các hộ chăn nuôi dê có quy mô nhỏ. Thời gian nuôi một con dê khá là dài vì vậy đòi hỏi các hộ chăn nuôi dê phải kiên nhẫn, có các phương pháp chăm sóc dê một cách có hiệu quả.

Áp dụng các phương pháp mới, hiện đại nhằm tăng sản lượng và chất lượng thịt dê, nâng cao thu nhập cho gia đình. Các hộ chăn nuôi kết hợp từ dê

giống đến dê thịt chủ yếu là tập trung ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn. Thời gian nuôi một lứa dê trung bình của cả 3 nhóm hộ đều trên 1 năm nên đòi hỏi người nông dân phải có biện pháp chăm sóc thích hợp cho đàn dê, đặc biệt là vào mùa mưa và mùa đông. Trọng lượng xuất chuồng bình quân của cả ba nhóm hộ không chênh lệch quá nhiều đều trong khoảng từ 39 đến 40 kg/con.

Tuy nhiên, giống dê của hộ chăn nuôi 100% là giống dê cỏ địa phương nên sản phẩm chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Cần có biện pháp thúc đẩy các hộ chăn nuôi dê chăn nuôi theo hình thức nuôi kết hợp mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Như vậy, qua quá trình điều tra tình hình chăn nuôi dê của các hộ gia đình cho thấy tình hình chăn nuôi và phát triển đàn dê còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Do vậy để nâng cao quy mô chăn nuôi và chất lượng sản phẩm đòi hỏi các hộ chăn nuôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa về kỹ thuật. Nâng cao chất lượng con giống và đầu tư thức ăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi, đem lại thu nhập mong muốn cho nông hộ.

4.1.2.3 Nguồn lực về vốn phục vụ trong chăn nuôi

Bên cạnh yếu tố con người và đất đai phục vụ chăn nuôi dê thì vốn cũng là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi dê nói riêng. Vốn quyết định đến số lượng và chất lượng đầu vào như: giống, thức ăn, thú y, chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chủ hộ có mở rộng quy mô chăn nuôi hay không khi nguồn vốn được đáp ứng đầy đủ thì cơ sở vật chất phục vụ dùng trong chăn nuôi được đảm bảo, khang trang, nguồn thức ăn được cung cấp đầy đủ, dồi dào trong từng giai đoạn phát triển của dê.

Bảng 4.3 Tình hình sử dụng vốn trong chăn nuôi lợn của các hộ điều tra (tính BQ/hộ) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu QM nhỏ QM TB QM lớn Bình quân (%) 1.Số vốn đầu tư chăn nuôi 26.875 45.625 68.38 46.96 2.Nguồn vốn

-Vốn tự có 26.875 40.2 52.38 39.82

-Vốn vay 0 32.5 43.25 25.3

+Vay ngân hàng 0 15 25.25 13.42 +Vay anh em, họ hàng 0 17.5 18 11.83

+Khác 0 0 0 0

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Trong những năm qua với chủ trương vay vốn ưu đãi của Nhà nước mà đa phần là người chăn nuôi trên địa bàn xã đã tiếp cận với nhiều loại hình vay vốn như: vay tổ chức tín dụng, vay anh em họ hàng,… Vì vậy mà các hộ đã mạnh dạn đứng ra vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi dê. Các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ do cần số vốn đầu tư nhỏ nên hầu hết tất cả các hộ này đều tự dùng vốn gia đình tích góp được để chăn nuôi dê, các hộ này không vay ngân hàng, không vay anh em họ hàng.

Các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ có số vốn đầu tư bình quân là 26.875 triệu đồng. Trong khi đó các hộ chăn nuôi dê với quy mô lớn có số vốn đầu tư bình quân khá cao là 68.380 triệu đồng, các hộ này vì số vốn đầu tư cho chăn nuôi khá cao nên đã đi vay các tổ chức tín dụng, vay anh em họ hàng để đầu tư cho phát triển chăn nuôi dê và các hộ quy mô trung bình là 45.625 triệu đồng. Với số lượng vồn đầu tư lớn như vậy đòi hỏi các hộ nông dân phải có kinh nghiệm, có phương pháp quản lý chăm sóc dê hợp lý đúng cách.

Do quy mô chăn nuôi ở các nhóm hộ quy mô lớn mang tính trang trại đầu tư nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, mà các chủ hộ vay ngân hàng chỉ

được 10 – 50 triệu đồng, mà có hộ còn đầu tư lên đến 60 - 80 triệu đồng vào trang trại của mình, vì vậy họ còn phải thế chấp cả đất đai, nhà cửa để vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.

Nhu cầu về vốn vay cho chăn nuôi dê rất lớn trong khi đó lượng vốn cho vay của các ngân hàng còn rất hạn chế, lãi suất còn quá cao. Vì vậy muốn phát triển đàn dê trong nhóm hộ có quy mô nhỏ nhất thiết phải có biện pháp hỗ trợ, tạo nguồn vốn đầu tư cho hộ. Do đó, trong thời gian tới Nhà nước cần có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn hơn nữa, khuyến khích nông dân vay vốn với số lượng nhiều và lãi suất thấp để họ yên tâm phát triển sản xuất lâu dài.

Qua đó ta thấy được, hộ nuôi kết hợp tập trung nhiều trong những nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn và quy mô trung bình, những hộ có tiềm lực kinh tế mạnh vì cần nguồn vốn đầu tư lớn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay hơn. Còn một số hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ kinh tế kém, vẫn chưa dám đầu tư vì họ không có tài sản thế chấp để vay vốn cộng thêm sợ có dịch bệnh bùng phát. Điều này đã hạn chế đến sự phát triển chăn nuôi dê trong nhóm hộ này.

• Một số trang thiết bị phục vụ cho phát triển chăn nuôi

Trong chăn nuôi dê thì tài sản cố định cũng góp phần vào làm tăng sản lượng vật nuôi, hạn chế bệnh tật. Các tài sản này chủ yếu như: máy phát điện, hệ thống che chắn gió,.. các hộ chăn nuôi dê theo phương thức bán thâm canh hay quảng canh đều phải xây dựng chuồng trại cho dê.

Do phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả nên hầu như các hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại ở rất xa khu dân cư, vì vậy mà máy phát điện là

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 52 -52 )

×